Không quân Trung Quốc tiếp cận vùng ADIZ, sau khi Đài Loan ký thỏa thuận mua vũ khí Mỹ

(khoahocdoisong.vn) - Ngày 17/6, 7 máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Hai ngày sau, có đến 28 máy bay PLA bay vào vùng ADIZ của hòn đảo này.

Các nhà quan sát cho biết phi đội bao gồm hai máy bay chiến đấu J-16, 4 máy bay chiến đấu J-7 và một máy bay tác chiến điện Y-8 thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khả năng tương tác của hai thế hệ máy bay và kiểm tra khả năng chống nhiễu điện tử.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết: khi phi đội PLA bay vào vùng ADIZ, lực lượng không quân của hòn đảo này “cho phép máy bay phản lực xuất kích theo dõi, đưa ra cảnh báo vô tuyến và triển khai hệ thống tên lửa phòng không giám sát hoạt động của nhóm máy bay”.

Đây là lần thứ sáu không quân PLA tiến vào ADIZ của Đài Loan trong tháng 6.

Các máy bay J-7 của không quân Trung Quốc, phối hợp với J-16 trong chuyến bay vào vùng ADIZ của Đài Loan.

Các máy bay J-7 của không quân Trung Quốc, phối hợp với J-16 trong chuyến bay vào vùng ADIZ của Đài Loan.

Các chuyến bay của máy bay PLA nhằm cảnh báo Đài Loan chống lại việc thúc đẩy tuyên bố chính thức độc lập chính thức, đồng thời cũng có những nhiệm vụ cụ thể như thể hiện sức mạnh quân sự của PLA, trinh sát địa hình và huấn luyện chiến đấu mô phỏng thực tế.

Cuộc xuất kích ngày 15/6 được nhiều quan sát viên quốc tế coi đó là một hành động phô trương lực lượng sau khi cụm Hải quân tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến hành các cuộc diễn tập trên Biển Đông và các nhà lãnh đạo NATO cảnh báo rằng, mối đe dọa Trung Quốc là “những thách thức quân sự có hệ thống”.

Theo cựu phó chỉ huy lực lượng không quân Đài Loan Chang Yen-ting, chuyến bay ngày 17/6 nhằm kiểm tra khả năng tương tác giữa các thế hệ máy bay chiến đấu khác nhau và khả năng liên kết phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

“J-7 là mẫu máy bay cũ, J-16 là thế hệ máy bay mới. Liên kết phối hợp các máy bay này, PLAAF kiểm tra khả năng hiệp đồng tác chiến của hai loại máy bay này ở các độ cao khác nhau, đồng thời thực hiện huấn luyện chiến đấu chống lại Đài Loan, ”ông nói.

J-7 được đưa vào hoạt động lần đầu tiên năm 1967, đang dần dần được thanh lý do lão hóa. Trong khi J-16 được đưa vào phục vụ năm 2015.

Su Tzu-yun, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, một tổ chức tư vấn chính phủ ở Đài Bắc cho biết J-7 không còn là một máy bay chiến đấu trên chiến trường. Ông nói: “Một mục đích khác của PLAAF là kiểm tra khả năng chống nhiễu điện tử của các máy bay chiến đấu trong tác chiến hiện đại.

Chuyến bay này được thực hiện sau khi Đài Loan ký hai hợp đồng mua sắm vũ khí Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao và Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon với Mỹ nhằm tăng cường khả năng tác chiến phi đối xứng hòn đảo.

Hai thương vụ, ước tính trị giá 1,8 tỷ USD, đã được tổng thống Donald Trump công bố vào tháng 10/2020.

Lu Shaye, đại sứ Trung Quốc tại Pháp cáo buộc Mỹ ủng hộ chương trình nghị sự thúc đẩy tuyên bố độc lập của Đảng Tiến bộ Dân chủ, đang cầm quyền ở Đài Loan, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan.

 “Bạn có thể tưởng tượng, nếu hôm nay Trung Quốc hứa từ bỏ sử dụng vũ lực, thì ngày mai lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan sẽ tuyên bố hòn đảo này độc lập,” ông nói trong cuộc phỏng vấn với tờ L'Opinion của Pháp.

“Chúng tôi chắc chắn hy vọng đạt được sự thống nhất bằng các biện pháp hòa bình. Nhưng nếu ai đó đổ thêm dầu vào lửa, tình huống sẽ dẫn đến chiến tranh ”.

Theo TGO
back to top