Không quân Mỹ chuẩn bị thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A tốc độ Mach 7

(khoahocdoisong.vn) - Không quân Mỹ lên kế hoạch mua 8 tên lửa siêu âm phản ứng nhanh AGM-183A phóng từ trên không (ARRW). Lô đầu tên vũ khí siêu thanh này phục vụ cho chương trình thử nghiệm phóng, bắt đầu vào năm 2021

Trong tình huống các thử nghiệm đều đạt kết quả theo yên cầu, không quân Mỹ có có khả năng đưa vào biên chế vũ khí siêu thanh một năm sau - năm 2022. Nhưng cũng có những rủi ro khiến kế hoạch bị chậm, dự án chế tạo vũ khí siêu âm đã chậm tiến độ một năm và tăng tổng chi phí lên gần 40%.

Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO), cơ quan giám sát của Quốc hội, công bố những sự cố này và nhiều chi tiết mới khác về chương trình ARRW trong bản đánh giá thường niên về các chương trình quân sự lớn của Mỹ, công bố ngày 03.06.2020.

Không quân Mỹ bắt đầu phát triển ARRW từ năm 2018, sau khi trao cho Lockheed Martin hợp đồng thiết kế vũ khí siêu âm. Chuyến bay thử nghiệm của máy bay ném bom B-52H, mang theo hệ thống tên lửa AGM-183A được thực hiện vào tháng 6.2019, B-52H được coi là phương tiện mang phóng chính của loại vũ khí này. 

Trong không quân Mỹ đã có những cuộc thảo luận về khả năng tích hợp tên lửa vào máy bay ném bom B-1B, sử dụng các giá treo bên ngoài.

Theo báo cáo của GAO: "Các quan chức thuộc chương trình vũ khí siêu thanh cho biết có kế hoạch cung cấp 8 tên lửa siêu âm: 4 để thực hiện phóng và bay thử, 4 tên lửa còn lại dự bị". 

"Cụ thể, chương trình ARRW là kế hoạch phát triển một nguyên mẫu tên lửa hoạt động với bộ tăng áp nhiên liệu rắn, hệ thống vũ khí và thiết bị chuyên dụng để có thể tích hợp được trên B-52H".

Máy bay nem bom B-52H thử nghiệm bay mang theo tên lửa siêu âm AGM-183A

"Theo các quan chức, chương trình sẽ tăng cường kiến ​​thức và kinh nghiệm, thu thập qua các chuyến bay và hoạt động của nguyên mẫu thử nghiệm, khả năng khai thác sử dụng tên lửa khi triển khai những tên lửa dự phòng cho thử nghiệm."

Tên lửa ARRW hoàn chỉnh sẽ bao gồm bộ tăng tốc tên lửa nhiên liệu rắn, cánh đuôi mở ra và phương tiện bay siêu âm không động cơ. 

Tên lửa siêu âm AGM-183A

Tên lửa siêu âm AGM-183A

Bộ tăng tốc phản lực sẽ đẩy phương tiện bay đến một tốc độ và độ cao cụ thể, sau đó đầu đạn siêu âm tách ra và lướt xuống theo quỹ đạo đường bay dự kiến đến mục tiêu ở tốc độ siêu thanh trên Mach 7.

Đầu đạn siêu âm ARRW được chế tạo theo thiết kế hình nêm, Cơ quan Quản lý các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) và Không quân cùng phát triển song song nhưng riêng biệt, theo chương trình Tactical Boost Glide (TBG). DARPA hy vọng phương tiện bay lướt tăng tốc TBG sẽ đạt ít nhất tốc độ Mach 20.

Báo cáo của GAO cho biết, tháng 03.2019, văn phòng quản lý chương trình ARRW công bố ước tính chi phí phát triển của tên lửa đã tăng 39%. Tổng chi phí chương trình trong Năm tài khóa 2020 là 1,1 tỷ USD, bao gồm cả 8 vũ khí nguyên mẫu.

Với chương trình thử nghiêm này, không quân Mỹ khẳng định, ARRW trở thành vũ khí siêu âm phóng từ trên không đầu tiên đưa vào biên chế trong hai năm tới.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top