Không phải ăn tăng đạm, con mới thông minh

(khoahocdoisong.vn) - Hiện nay nhiều chị em sợ béo và muốn con thông minh nên trong quá trình mang thai đã hạn chế ăn cơm và ăn tăng đạm, thực chất điều này có tốt không?

Chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ góp phần quan trọng vào sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.  Hiện nay nhiều bà mẹ mong muốn con thông minh, khỏe mạnh nên đã dung nạp thêm nhiều chất đạm, một số loại vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt và đặc biệt bổ sung thật nhiều canxi. Tuy nhiên, quá chú trọng vào đạm, vitamin, khoáng chất chưa hẳn đã tốt. Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân, chuyên khoa Sản phụ, BV đa khoa Medlatec, dinh dưỡng cho bà bầu có sự thay đổi ở các giai đoạn :

Thời kỳ 3 tháng đầu: Là thời kì cấu tạo các cơ quan của bé nên cần cung cấp dinh dưỡng đủ và hợp lí nhưng mẹ lại ốm nghén, nếu mẹ sụt cân mà không cố gắng ăn uống sẽ ảnh hưởng thai nhi. Nếu mẹ sụt cân, thực đơn hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như protein, lipid (cá, thịt, đậu, dầu), canxi, sắt, axit folic, thực phẩm giàu sắt như  huyết, gan, thận, trứng, đậu đỏ, rau dền đỏ, đu đủ chín, nho. Mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi như cá, sữa, tôm, cua, đậu tương, các loại vitamin, khoáng chất có trong rau, củ, quả chín.

Thời kỳ 3 tháng giữa: Đây là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ vì vậy mẹ cần ăn thêm nhiều thực phẩm giàu canxi. Mẹ nên bổ sung thức ăn chứa iốt, photpho (có trong rong, tảo,thịt nạc, xương...). Mẹ chú ý uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa phù, tránh ăn quá ngọt đề phòng bị đái tháo đường trong thai kì. Nên ăn thêm rau quả tươi để cung cấp vitamin và ngừa táo bón. Suốt  thai kỳ, mẹ nên chú ý thực phẩm giàu sắt như gan, huyết, thịt nạc để ngừa thiếu máu, thiếu sắt; uống viên sắt và vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ cần tránh ăn thực phẩm ôi thiu, sống và dễ gây dị ứng ngăn ngừa sẩy thai; Hạn chế dùng hải sản có nhiều thủy ngân (cá biển như cá ngừ); Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhiều dầu (đồ chiên rán), tránh tăng cân quá mức sẽ gây khó khăn khi sinh. Ăn nhiều chất béo lành mạnh từ các loại hạt như đậu lạc, mè, óc chó và cá hồi. Nên ăn cá hồi, cá ba sa tuần 2-3 lần để bổ sung omega 3 giúp  não bé phát triển tốt.

Thời kỳ 3 tháng cuối: Là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, mỗi ngày mẹ nên ăn 4 đến 5 bữa. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày như 3 tháng đầu và giữa, ăn thêm thực phẩm giàu canxi và photpho (có nhiều trong sữa, cá hồi, súp lơ xanh, phô mai). Mẹ nên ăn thêm các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như dưa hấu, dưa leo, đậu đỏ, hành tây, uống nhiều nước, hạn chế ăn muối. Nên ăn thêm cá giàu chất béo  như cá basa, cá hồi, cá chép…giúp phát triển não thai nhi. Về hoa quả, rau xanh nên ăn tăng cường và hạn chế các đồ ăn vặt ít dinh dưỡng.

Mỗi ngày người mẹ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal trong đó đường bột chiếm 65-75% tổng số năng lượng cung cấp cho cơ thể, khoảng 200-250g gluxid, lipid chiếm  20% nhu cầu năng lượng (khoảng 30-40g) và có thể tăng hơn 5% chất đạm (khoảng 70-80g protein). Chất đạm tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. Khi mang thai, người mẹ cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 70g protein/ ngày và khoảng 40g chất béo/ngày. Lượng đạm mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày hầu hết sẽ được thai nhi hấp thụ hết vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều đạm sẽ phát sinh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và bé. Việc bổ sung nhiều đạm mà thiếu tinh bột là phản khoa học bởi mọi quá trình sử dụng chất đạm trong cơ thể trẻ như cấu trúc nhân tế bào, cấu tạo nên cơ, não bộ và tim cần năng lượng từ chất bột đường.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top