Không nên trồng lại cây cổ thụ

Theo các chuyên gia, việc trồng lại cây cổ thụ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bộ rễ cây không phát triển kịp để nâng đỡ thân cây nên rất dễ dẫn đến tình trạng gãy đổ.

Không “tái sử dụng” cây

Ngày 18/10, Hà Nội bắt đầu đánh chuyển, chặt hạ cây xanh đợt 1 trên đường Phạm Văn Đồng để phục vụ thi công đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long. Theo số liệu điều tra, khảo sát có 1.159 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng phải đánh chuyển, chặt hạ. Các cây xanh đánh chuyển sẽ được đưa về nút giao Tả Hồng – Võ Nguyên Giáp và nút giao quốc lộ 5 – vành đai 3 để trồng và chăm sóc sau đánh chuyển. T

heo Ban quản lý dự án, đến tháng 12 sẽ thực hiện xong việc đánh chuyển, chặt hạ toàn bộ cây xanh trên tuyến Phạm Văn Đồng để phục vụ tiến độ thi công của dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long cũng như có mặt bằng để bàn giao cho Bộ Giao thông Vận tải triển khai dự án đường trên cao.

Vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục trồng các cây cổ thụ này? Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam cho biết, để chăm sóc cây này người ta phải sử dụng rất nhiều loại thuốc cùng công thức chăm sóc tỉ mỉ để duy trì sự sống của nó.

Tuy nhiên khi trồng cây ra ngoài tự nhiên, cây cổ thụ này khó phát triển tốt được. Cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm như vậy thường có khối lượng rất lớn, việc cắt rễ, đánh chuyển, tái sử dụng ở những tuyến phố mới phải đảm bảo được việc bộ rễ phát triển tốt, bám chặt vào lòng đất để chịu được sức nặng của cây cũng như rung lắc khi cây ra cành tán lớn. Cây cổ thụ đã đánh chuyển không đảm bảo được điều này.

Chi phí để chăm sóc, di chuyển những cây cổ thụ là rất lớn, trong khi việc trồng lại là không phù hợp. Trong khi đó cây ở đô thị nên được trồng từ lúc cây còn nhỏ. Khi đó bộ rễ mới bám sâu, không ảnh hưởng xấu đến giao thông khi trời có mưa giông, gió lốc, PGS.TS Trần Hợp

PGS.TS Trần Hợp, nguyên giảng viên khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQG TP HCM, người có nhiều năm nghiên cứu về cây cho biết những cây cổ thụ khi đánh chuyển thì sức sống rất yếu. Dù có chăm sóc để cây tiếp tục phát triển thì bộ rễ cũng không thể “hồi sinh” như ban đầu được. Nếu là cây quý thì mới nên tìm cách giữ lại. Còn xà cừ là loại cây thông dụng, không nên tiếp tục trồng mà nên trồng mới.

Loại cây phù hợp với đô thị

PGS.TS Trần Hợp cho biết, Hà Nội cũng nên quy hoạch trồng loài cây nào đó thật đẹp, kết hợp hoa lá bên dưới để tạo trục cảnh quan chính của đô thị. Ở tuyến phố mới, vỉa hè rộng thì nên chọn những cây tán lớn, bóng mát như sấu, lát hoa, muồng đen, vàng anh, lim dẹt, bánh dày, thàn mát, bằng lăng, phượng vĩ, ngọc lan.

Ở những phố hẹp thì nên chọn cây có tán ổn định, kích thước thân tán không quá to. Có thể chọn một số loại cây thuộc họ cau dừa như cọ, cau ta hoặc tùng la hán, ban Tây Bắc. Cây cọ có tán 2,5-3m, thân của nó khoảng 20-30cm, khi trưởng thành kích thước thân lại không thay đổi. Hay ở các khu chung cư mang tính nà vườn thì có thể trồng cây xoài, lộc vừng, sấu…

Nếu muốn có bóng mát, rễ sâu ổn định thì có thể trồng cây sấu. Muốn có hoa đẹp, gỗ trắc, không gãy đổ thì trồng vàng anh. Đây là những cây phù hợp với điều kiện khí hậu ở Hà Nội. Tiêu chuẩn chọn cây trồng đô thị là cây thân gỗ, có tán lá đẹp, hoa rực rỡ.

Cây không thuộc loại rụng lá toàn phần, có thể thích nghi và phát triển trong môi trường ô nhiễm. Cây tăng trưởng không quá nhanh cũng không quá chậm.

Cây không có hoa, trái, lá, mùi, nhựa độc hại, cây có hệ thống rễ ăn ngang, không dễ đổ ngã, thân, cành, nhánh không thuộc loại giòn, dễ gãy. Quả cây không to để không gây nguy hiểm cho người đi đường. Loại cây không thu hút ruồi muỗi…

Nhóm cây lớn nên trồng là lát hoa, ngân hoa, long não, lim xanh, giáng hương, giỗi xanh, chiêu liêu nước, sấu. Cây tầm trung là bằng lăng, lim vàng, cẩm lai, móng bò, săng mã. Cây nhỏ có thể là kim phượng, tường vi, hồng lộc, ban Tây Bắc. Các loại họ cau dừa như cau trắng, cau bụng…

Bảo Khánh

Theo Đời sống
back to top