Không nên ăn quá 3 lần thịt đỏ/tuần

Ăn quá nhiều thịt đỏ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, tim mạch, ung thư. Vậy ăn bao nhiêu là đủ?

Theo TS Tuấn Thị Mai Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) thịt đỏ là nguồn cung cấp protein động vật quan trọng. Trong 100 g thịt lợn nạc có 19 g protein, 100 g thịt bò chứa 21 g protein đáp ứng khoảng 30% nhu cầu protein trong ngày của một người trưởng thành.

Đặc biệt, thịt đỏ còn giàu các loại khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B12. Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam 100 g thịt bò thăn nạc cung cấp 1,6 g sắt, 4,05 g kẽm, khoảng 1 mcg B12. Trong 100 g thịt lợn có khoảng một gam sắt, 2,5 g kẽm, 0,84 mcg B12. Hàm lượng này cao so với các thực phẩm khác.

“Thịt đỏ chứa nhiều protein, dinh dưỡng nhưng ăn quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, tim mạch, ung thư đại trực tràng”, chuyên gia này cho biết.

Thống kê từ các cuộc tổng điều tra về dinh dưỡng cho thấy người dân khu vực thành thị có mức tiêu thụ thịt cao hơn khu vực nông thôn.

Mức tiêu thụ thịt đỏ bình quân là 95,5 g/người/ngày (năm 2020), ở khu vực thành thị là 116,9 g/ngày. Khả năng ăn thịt đỏ của người dân thành thị đã cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị về mức tiêu thụ.

Thực tế việc tiêu thụ thịt đỏ phụ thuộc thói quen văn hóa ẩm thực, khu vực, tính sẵn có của thực phẩm theo vị trí địa lý tự nhiên, chính sách phát triển nông nghiệp, chăn nuôi của mỗi quốc gia.

Để cân bằng giữa lợi ích của việc ăn thịt đỏ (nguồn cung cấp protein, vi chất dồi dào) với nguy cơ (mắc bệnh không lây nhiễm, ung thư) cần có hướng dẫn cụ thể về lượng tiêu thụ hợp lý.

Quỹ Phòng chống Ung thư quốc tế, Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến cáo mỗi người nên ăn không quá 3 lần thịt đỏ/tuần, tổng lượng thịt đỏ một tuần khoảng 350-500 g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700 g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70 g/ngày (thịt đã chế biến chín) tương đương khoảng 100 g/ngày thịt sống không bao gồm xương.

Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, người dân nên sử dụng thịt nạc, tăng cường thịt gia cầm, cá, trứng, sữa để cung cấp đủ nhu cầu về protein, khoáng chất.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top