Không mang thai bị ung thư nhau thai

(khoahocdoisong.vn) - Khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ. Khoảng 10 – 15% chửa trứng trở thành loại xâm nhập, bệnh ăn sâu vào thành dạ con gây chảy máu và các phiền phức khác. Khoảng 2 – 3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai.

Hỏi: Tôi bị đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, bụng dưới to... đi khám được kết luận ung thư nhau thai. Xin hỏi, tôi không có thai sao kết luận ung thư nhau thai. Bệnh có liên quan gì tới chửa trứng cách đây 1 năm của tôi không?

Ngô Thị Hường (Hà Nội)

GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K: Chửa trứng là hiện tượng sinh sản quá mức của nhau thai. Khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ. Khoảng 10 – 15% chửa trứng trở thành loại xâm nhập, bệnh ăn sâu vào thành dạ con gây chảy máu và các phiền phức khác. Khoảng 2 – 3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai, bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như gan, phổi, não…

Vì vậy, sau khi điều trị chửa trứng, người bệnh cần xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần một lần cho đến khi lượng HCG trở về bình thường. Tiếp theo sẽ thử nước tiểu 4 tuần một lần, theo dõi trong vòng 6 tháng. Biểu hiện của ung thư nhau thai là: Chảy máu âm đạo; ra dịch vàng, các vật bất thường như các lông nhau hình quả nhỏ; đau bụng dưới; nôn hoặc buồn nôn; chảy dịch đầu vú bất thường; bụng dưới to như có thai; bụng không nhỏ lại sau sinh.

Bệnh để muộn có thể gây khó thở, liệt, co giật. Để xác định chắc chắn là ung thư nhau thai, cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top