Không đứng gần chỗ đốt pháo hoa

(khoahocdoisong.vn) - Pháo hoa có tiếng nổ không lớn, vì sao lại có thể gây điếc tai?

Hỏi: Ở Quảng Ninh mới đây có trường hợp đứng gần vị trí đốt pháo hoa trong đám cưới đã bị bỏng và thủng màng nhĩ. Tại sao pháo hoa cũng nguy hiểm thế?

Phạm Đức Nguyên (Hà Nội)

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nguyên liệu để làm pháo là thuốc nổ có thành phần chủ yếu là lưu huỳnh, bột than, muối nitrat (kali nitrat) hoặc kali clorat. Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ cùng ánh sáng nhiều màu, còn có các đám bụi khói. Bụi khói pháo tuỳ thuộc thành phần phối chế thuốc pháo. Ví dụ, người ta có thể đưa vào thành phần thuốc pháo bột kim loại magie, nhôm, anitmon... cũng như các muối stronti nitrat, bari nitrat, natri nitrat... và bụi khói chính là oxit của các kim loại đó. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản. Người dân, tuyệt đối không sử dụng, đốt pháo dưới mọi hình thức, không đứng quá gần nơi đốt pháo hoa.

Theo Đời sống
back to top