Khỏe vì gạo

Dành cả cuộc đời nghiên cứu về gạo chất lượng cao, ở tuổi 81, PGS.TS Bùi Đức Hợi chia sẻ, lúa gạo đem đến cho ông những thành công trong khoa học khi còn trẻ, và khi về già, ông cũng tự rèn luyện sức khỏe nhờ hiểu biết về lúa gạo, tận dụng những tính năng của chúng để xua tan bệnh tật.

PGS.TS Bùi Đức Hợi

Có sức khỏe nhờ gạo

PGS.TS Bùi Đức Hợi, nguyên là cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1961, sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, ông được phân công giảng dạy tại bộ môn Thực phẩm của nhà trường. Ông chia sẻ: “Trong quá trình làm việc, tôi thường xuyên đi công tác đến mọi miền Tổ quốc để nghiên cứu về cách chế biến giúp cho hạt gạo sau khi xay xát giữ được nhiều hàm lượng protein nhất, càng nghiên cứu tôi lại càng đam mê”.

Cả đời ấp ủ, cuối cùng ông cũng hoàn thành chu trình công nghệ chế biến gạo chất lượng cao. Lúa trước khi xay thì đem làm ẩm rồi hấp nhiệt độ cao trong áp suất chân không, rồi làm khô và xay xát. Quy trìn này giúp các vitamin, chất khoáng hòa tan, đạm… ngấm vào trong hạt gạo, để dù có xay xát kỹ thế nào cũng không mất đi các chất bổ dưỡng này.

Đến giờ, tuổi đã cao, sức đã yếu, ông không còn tiếp tục nghiên cứu nữa, mà tận dụng kết quả nghiên cứu để nâng cao sức khỏe của chính mình và gia đình. Ông hiểu về hạt gạo hơn cả lòng bàn tay. Gạo đồ (bản đồ hạt gạo) của ông đem đến những đóng góp không nhỏ cho khoa học và đem đến cho ông những thành tựu.

Có lẽ vì hiểu hạt gạo nên ông cũng thích ăn cơm. Dù lúc khỏe hay ốm, ông đều cố gắng ăn được cơm. Ông bảo, cơm là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dưỡng chất, dễ ăn, dễ tiêu, đa phần những người ăn được cơm là người khỏe mạnh, có sức khỏe tốt. Dù lúc ốm mệt hay khi sung sức, cơm luôn là người bạn thân của ông.

Đến nay, tuổi già kéo theo những bệnh khó tránh như cơ nhão đi, xương yếu hơn, khớp khô hơn, sự linh hoạt giảm đi… Ông giữ gìn sức khỏe bằng việc tập luyện kiên trì, dậy sớm hít thở không khí trong lành, dành thời gian để đi bộ, vẩy tay…

Ông vẫn dành thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu hàng ngày, để trí não không ngưng đọng, trì trệ. Ngoài vận động cả về thể chất và trí tuệ, thực phẩm tác động rất lớn đến sức khỏe. Ông lựa chọn ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và luôn ăn cơm, nói không với đồ ăn sẵn.

Cơm ông cũng chọn loại gạo chỉ xát xơ qua, vẫn còn vỏ cám để giữ được vitamin và khoáng chất.

Mỗi khi có đồng nghiệp nào giới thiệu giống lúa mới, ông lại tìm hiểu, ăn thử để có những đánh giá về chất lượng. Ông bảo có lẽ mình sinh ra có duyên với lúa gạo, duyên nên yêu, mà yêu thì khó dứt.

Vẫn còn trăn trở

Ông ngậm ngùi, trong khi các nước tập trung sản xuất gạo chất lượng cao để xuất khẩu mang lại giá trị cao, người nông dân Việt Nam vẫn cắm cúi với lúa 3 vụ/năm, năng suất cao mà chất lượng thấp.

Khó mà có thể xây dựng thương hiệu lúa gạo nếu giữ mãi tư duy thích số lượng như thế. Một trong những nguyên nhân đó là do sản phẩm gạo chất lượng cao, là thứ ông tâm huyết làm ra không được ứng dụng rộng rãi.

Một phần vì không có các giống lúa phù hợp, khi đó mới chỉ có gạo tám thơm, nếp cái hoa vàng, mộc tuyền… để làm, khi cho ra sản phẩm thì giá thành cao, không được nhiều người mua.

Đến giờ quy trình chế biến gạo chất lượng cao của ông vẫn còn đó mà chưa đem áp dụng vào đâu được. “Tôi cũng thấy buồn, day dứt vì điều này lắm. Điều ấp ủ bao nhiêu lâu mà không làm được, tiếc lắm.

Giờ có tuổi rồi, sức cũng yếu đi nhiều rồi nên khó mà bắt đầu lại để làm được. Tôi chỉ có mong mỏi được truyền lại kết quả mình đã nghiên cứu cho những người quan tâm thôi”, PGS.TS Bùi Đức Hợi chia sẻ.

Một điều nữa khiến ông đau đáu là tình trạng thiếu giống gạo chất lượng cao để xuất khẩu ra những thị trường khó tính.

Người nông dân quen trồng lúa 3 vụ, thích năng suất cao hơn là ưu tiên chất lượng cao đau đáu là tình trạng thiếu giống gạo chất lượng cao để xuất khẩu ra những thị trường khó tính. Người nông dân quen trồng lúa 3 vụ, thích năng suất cao hơn là ưu tiên chất lượng cao.

Trong khi Thái Lan chỉ trồng 1 vụ nhưng là giống gạo chất lượng rất cao, thơm ngon. Còn ở Việt Nam, đã đến lúc, muốn vươn ra thế giới thì phải thay đổi tư duy trồng lúa. Đừng chỉ nhăm nhăm làm ra các giống cây có năng suất mà hãy đầu tư hơn vào chất lượng để lúa gạo Việt Nam khẳng định thương hiệu chất lượng trên thế giới.

“Ở tuổi già, tinh thần quyết định sức khỏe. Hãy loại bỏ cái tham, sân, si, sống một cuộc đời thanh nhàn, không lo lắng bon chen thì tự nhiên cơ thể sẽ được thải độc, sức khỏe cứ thế đều đều thẳng tiến”.

PGS.TS Bùi Đức Hợi

Bảo Khánh

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top