Khổ sâm chữa bệnh

Cây khổ sâm thân gỗ nhỏ, cao 0,8– 1m, cành mảnh, cây phân nhiều cành. Cây phổ biến, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Cây khổ sâm có lá mọc cách có khi gần như mọc vòng 3– 4 lá. Phiến lá hình mũi mác hẹp, đầu nhọn dài có vỏ, mép nguyên, cuống có lông mịn, cả hai mặt lá đều có lông phủ óng ánh như lá nhót.

Hoa màu trắng mọc thành chùm ở kẽ lá, hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quang nang, hình cầu, có 3 mảnh vỏ màu hung hung đỏ. Hạt hình trứng màn nâu.

Lá khổ sâm có vị đắng hơi ngọt, chát, tính mát bình, có tác dụng chữa đau bụng, kiết lỵ, khắp mình nổi mẩn ngứa.

Chữa bệnh mình nổi mần ngứa:

Lá khổ sâm 15g, kim ngân 15g, sài đất 10g, vòi voi 2g, kinh giới 12g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền.

Dùng tắm ngoài. Lá khổ sâm 10g, kinh giới 10g, lá trầu không 10g, lá khế 10g. Cho các thứ lá trên vào đun nước tắm cho người bệnh, ngày tắm 1 lần. Cần tắm 3 ngày.

Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân:

Lá khổ sâm nhai với mấy hạt muối, nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với 1 miếng gừng sống.

Chữa viêm loét dại dày tá tràng:

Khổ sâm 12g , lá khôi 5g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2–3 lần uống trong ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp cho đến khi khỏi đau.

Chữa kích thích tiêu hóa:

Lá khổ sâm sao vàng 24 –4g sắc uống ngày  1 thang, chia 2 –3 lần , uống 30 phút trước các bữa ăn trong ngày.

  • Chữa đau bụng lâm râm hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu:
  • Lá khổ sâm, lá ngấy đũm phơi khô, mỗi thứ 30g thêm 3 lát gừng sắc uống.
  • Chữa kiết lỵ hay đau bụng đi ngoài:
  • Lá khổ sâm và lá phèn đen mỗi thứ 1 nắm sắc uống.

LY.Vũ Quốc Trung- Hội Đông y VN

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top