Khó hết F0 ngoài cộng đồng, Hà Nội có thoát được biến chủng Delta?

(khoahocdoisong.vn) - Hà Nội đã tiến hành xét nghiệm diện rộng lần thứ 2 để làm cơ sở có tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội. Nhưng theo các chuyên gia, chúng ta có thể khống chế được biến chủng Delta.
Hà Nội không để dịch bùng lên đã là thành công, dù ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh trở về 0.

Hà Nội không để dịch bùng lên đã là thành công, dù ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh trở về 0.

Nguy cơ dịch vẫn cao

Trả lời KH&ĐS về việc Hà Nội tiếp tục lấy gần 1 triệu mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT – PCR cho khu vực nguy cơ cao và 13 nhóm nguy cơ cao, ThS.BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho rằng, về nguyên lý kể cả xét nghiệm toàn bộ dân số Hà Nội thì cũng không thể bóc tách hết FO ra khỏi cộng đồng. Bởi tại thời điểm xét nghiệm, người nhiễm bệnh chưa phát bệnh, sau xét nghiệm mới phát bệnh.

Hà Nội cần tập trung nhiều hơn vào những người tiếp xúc nhiều và tiếp xúc trực tiếp như nhân viên bệnh viện, công an, người làm công tác văn thư, cơ quan tập trung đông người... đặc biệt là cần và xét nghiệm cho tất cả những người đến khám bệnh vì đây là đối tượng nguy cơ cao và dễ tìm FO nhất. Tránh để xảy ra tình trạng người dân sợ tới bệnh viện, nhiều người ho, sốt cũng không dám đi khám vì sợ phải cách ly.

ThS.BS Nguyễn Hồng Hà phân tích, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.364 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.234 ca, vì vậy nguy cơ dịch vẫn cao. Nếu sau đợt xét nghiệm này, tỷ lệ dương tính giảm thấp thì Hà Nội hoàn toàn có thể tính tới việc nới lỏng quy định về giãn cách xã hội, chuyển từ Chỉ thị 16 sang Chỉ thị 15.

Ngoài ra, bên cạnh việc xét nghiệm, đẩy mạnh tiêm văcxin, Hà Nội cần đầu tư vào hệ thống điều trị, chuẩn bị thuốc, oxy, đầu tư cho hệ thống bệnh viện... đặc biệt là bệnh viện tuyến quận huyện. Việc đầu tư cần phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất và cán bộ y bác sĩ được đạo tạo đủ điều kiện gánh vác ở tầng điều trị thứ 2. Có vậy, Hà Nội mới tránh quá tải nếu dịch bùng phát như ở TPHCM.

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Hà Nội không để dịch bùng lên đã là thành công, dù ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh trở về 0, nhưng hạn chế, cắt đứt được nguồn lây, cũng cho thấy hiệu quả của công tác phòng dịch đạt được thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao. Việc xét nghiệm diện rộng có chỉ định, tập trung vào đối tượng, địa bàn nguy cơ cần tiếp tục triển khai nhưng cần xác định xét nghiệm chỉ là thời điểm hiện tại, còn khi mở cửa trở lại, việc người dân đi lại, ra vào Hà Nội tăng thì vẫn có khả năng bùng dịch.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến nghị, cần triển khai mạnh mẽ hơn việc giãn cách, 5K, quét mã QR ở các cơ quan, đơn vị, siêu thị, điểm công cộng kết hợp với đẩy mạnh tiêm văcxin, nên tiêm cả đối tượng người già, người có bệnh nền. Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm không được để tụ tập đông người tại các điểm tiêm, điểm lấy mẫu xét nghiệm, người dân thực hiện nghiêm giãn cách, không ra đường khi không có việc thực sự cần thiết.

Nếu sau đợt xét nghiệm này, tỷ lệ dương tính giảm thấp thì Hà Nội hoàn toàn có thể tính tới việc nới lỏng quy định về giãn cách xã hội.

Nếu sau đợt xét nghiệm này, tỷ lệ dương tính giảm thấp thì Hà Nội hoàn toàn có thể tính tới việc nới lỏng quy định về giãn cách xã hội.

Có khống chế được biến chủng Delta?

BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn dự đoán, đầu tháng 9 Hà Nội sẽ khống chế xong làn sóng dịch thứ tư này. Riêng TPHCM và các tỉnh lân cận, sau 15/9 dịch sẽ  xuống nhưng phải 2 tháng nữa mới tương đối ổn định.

Theo BS Trần Văn Phúc, SARS-CoV-2 có cấu trúc di truyền ARN sợi đơn dài nhất trong số các virus do đó sẽ rất dễ đột biến, Delta là một trong vô vàn những đột biến ấy. Mức độ lây nhiễm ban đầu của Delta không quá nhanh. Nhưng đột nhiên, kể từ tháng 3/2021 nó bỗng dưng tăng tốc, nhanh chóng thống trị toàn thế giới. Đó là do chính biến thể Delta đã có những đột biết làm cho nó lây nhiễm nhanh gấp bội. Nhưng khi lên tới đỉnh, ở đó Delta xuất hiện đột biến bất lợi cho chính bản thân nó, từ đấy virus bắt đầu lao dốc với tốc độ nhanh không kém khi lên đỉnh.

Quan sát thấy kể từ tháng 4 cho đến giữa tháng 7, biến thế Delta hoành hành đến nỗi chẳng gì có thể ngăn cản được và nó bẻ gãy mọi hệ thống y tế, nhưng từ cuối tháng 7 trở đi bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể, từ nơi khởi nguồn là Ấn Độ, cho đến Anh và cả châu Âu, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản… đều theo quy luật ấy. Trung Quốc cũng vậy, các ổ bùng phát dịch bắt đầu từ tháng 4, nhưng đến nay về cơ bản đã khống chế được thành công. Hai quốc gia Đông Nam Á thiệt hại nặng nề nhất là Indonesia cũng đang giảm nhanh, còn Malaysia bắt đầu giảm dần số ca nhiễm mỗi ngày.

Nhìn lại tốc độ lên đỉnh của Delta quá khủng khiếp. Với chủng ban đầu, trong năm 2020 Mỹ kéo dài 9 tháng mới đạt tới con số 100.000 ca nhiễm mỗi ngày, nhưng với biến thể Delta năm nay chỉ mất đúng 6 tuần. Ấn Độ chỉ mất đúng 6 tuần để số ca nhiễm mỗi ngày gấp 4 lần so với đỉnh dịch năm ngoái.

Lên đỉnh quá nhanh thì tụt xuống cũng sẽ rất nhanh. Tuy nhiên, đại dịch không có sự ăn may, bắt buộc chúng ta phải chống dịch bằng các biện pháp nỗ lực hết sức, mà ở thời điểm hiện tại là Chỉ thị 16+ cùng với tiêm chủng đã triển khai cần phải thực hiện quyết liệt; đó là cơ sở để tin 15 - 30 ngày tới sẽ là thời gian vàng để chúng ta khống chế thành công làn sóng dịch thứ tư.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top