Khó chịu khi tập luyện sau nhồi máu cơ tim

Người bệnh đã vượt qua nhồi máu cơ tim, bên cạnh chế độ dùng thuốc, nghỉ ngơi, dinh dưỡng thì hoạt động thể lực là yêu cầu không thể thiếu giúp người bệnh trở lại cuộc sống hằng ngày tốt hơn.

Hỏi: Sau nhồi máu cơ tim điều trị khỏi tôi được bác sĩ khuyên luyện tập. Gần đây, khi tập thỉnh thoảng tôi thấy chóng mặt, thở gấp, đau ngực. Xin hỏi, tôi nên làm gì?

Trần Mạnh Quân (Hà Nội)

Đi bộ là phương pháp thể dục phù hợp cho người bệnh tim

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội: Người bệnh đã vượt qua nhồi máu cơ tim, bên cạnh chế độ dùng thuốc, nghỉ ngơi, dinh dưỡng thì hoạt động thể lực là yêu cầu không thể thiếu giúp người bệnh trở lại cuộc sống hằng ngày tốt hơn. Tuy nhiên, phải luôn có cảm giác thỏa mái trong khi tập luyện.

Nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước khiến cơ thể mệt mỏi thì nên nghỉ một ngày để phục hồi lại sức khỏe hoàn toàn. Nếu bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều, hay đau ngực hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn lại cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi.

Các cơn đau thắt ngực hay khó chịu ở ngực xuất hiện khi tập luyện thì nên nghỉ ngơi, ngậm hay xịt thuốc nitroglycerine dưới lưỡi và hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để có những điều chỉnh kịp thời.

Nếu đau ngực hoặc cảm giác khó chịu ở ngực không đỡ, hãy dừng lại các thuốc trên sau 5 phút. Các dấu hiệu trên không hết hoàn toàn trong vòng 10-15 phút sau khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc, có thể bị nhồi máu cơ tim tái phát cần đến các trung tâm cấp cứu ngay lập tức.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top