Khi say rượu phải làm gì?

(khoahocdoisong.vn) - Rượu có mặt ở hầu hết các gia đình từ xa xưa, trong các ngày giỗ chạp, cưới xin, ma chay hay các cuộc liên hoan chia tay, hội ngộ, nhất là các dịp tết cổ truyền. Uống rượu trước khi ăn cơm sẽ làm tăng khẩu vị vì rượu kích thích các tuyến tiêu hóa. Rượu bổ uống mạnh gân cốt, khỏe toàn thân, tăng cường thể lực, phục hồi sức khỏe.

Khi đã say cần nằm nghỉ ngơi trong nhà, tránh gió lạnh dễ gây cảm. Việc cần làm ngay là cho người say uống nước, càng uống nhiều càng tốt, làm giảm nồng độ cồn, rượu trong máu. Ngoài ra còn dùng thuốc lợi tiểu để chống đào thải rượu ra ngoài. Theo sách cổ, có một số bài thuốc Nam có giá trị chữa được say rượu tùy từng vùng, từng địa phương có loại gì dùng loại ấy. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bài thuốc.

Lá dong non rửa sạch giã nát vắt lấy nước cho uống. Thái lát mỏng hai miếng chanh, bôi vôi, đặt vào hai bên thái dương.

Vỏ quýt khô sao thơm, tán vụn 30g, mơ chua bỏ hột thái vụn 20g, cho vào 300ml nước đun sôi nhỏ lửa uống, có thể cho thêm 3 lát gừng.

Trà búp 5g, quất khô 10g đun sôi uống cả ngày, trong nhiều lần.

Cam tươi bỏ hạt 50g, cam thảo 12g hãm với nước sôi 15 phút, uống nhiều lần trong ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn hay bôi vôi vào hai gan bàn chân để chữa say rượu. Trên đây là những bài thuốc nam đơn giản dễ kiếm, dễ áp dụng, rất hữu ích trong những ngày đầu xuân.

BS Đức Quang (Viện Châm cứu Trung ương)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top