Khi nào sẽ có ghép phổi cho bệnh nhân 91?

TPO - Theo chuyên gia y tế, việc ghép phổi cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh đang điều trị COVID-19) phải đáp ứng nhiều điều kiện mới có thể tiến hành.

<div> <p><span>Tối 8/5, chia sẻ với ph&oacute;ng vi&ecirc;n b&aacute;o Tiền Phong, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Ch&acirc;u, Gi&aacute;m đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới&nbsp;cho biết, muốn gh&eacute;p phổi cho bệnh nh&acirc;n 91 c&ograve;n t&ugrave;y thuộc v&agrave;o nhiều khả năng.</span></p> <p>&ldquo;Trước hết phải chờ &nbsp;hết t&igrave;nh trạng phổi vi&ecirc;m nhiễm mới c&oacute; thể gh&eacute;p được. V&igrave; đang nhiễm tr&ugrave;ng m&agrave; phẫu thuật sẽ g&acirc;y nhiễm khuẩn m&aacute;u to&agrave;n th&acirc;n v&agrave; nhiễm lu&ocirc;n mảnh gh&eacute;p. Ngo&agrave;i ra, c&ograve;n phải c&oacute; nguồn phổi hiến sẵn s&agrave;ng mới thực hiện được. Trong thời gian n&agrave;y, Bộ Y tế chuẩn bị từ b&acirc;y giờ&rdquo; - TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Ch&acirc;u cho biết.</p> <p>Cũng theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Ch&acirc;u, bệnh nh&acirc;n 91 c&ograve;n rất nặng nhưng vẫn c&ograve;n hy vọng n&ecirc;n vẫn cố gắng hết sức để cứu chữa.</p> <p>Trước đ&oacute;, tại cuộc họp Tiểu ban Điều trị v&agrave; Hội đồng Chuy&ecirc;n m&ocirc;n của Bộ Y tế ng&agrave;y 7/5, Hội đồng chuy&ecirc;n m&ocirc;n đ&atilde; đề nghị xem x&eacute;t gh&eacute;p phổi cho bệnh nh&acirc;n 91.&nbsp;</p> <p>Dưới sự hỗ trợ chuy&ecirc;n m&ocirc;n từ Bộ Y tế, bệnh nh&acirc;n đang được Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới v&agrave; Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp điều trị bằng c&aacute;c kỹ thuật hiện đại nhất gồm ECMO, thở m&aacute;y, lọc m&aacute;u&hellip; C&aacute;c b&aacute;c sĩ chưa thể nhận định được khả năng phục hồi của người bệnh.</p> <p>Đến nay, bệnh nh&acirc;n đ&atilde; phải thực hiện kỹ thuật ECMO li&ecirc;n tục hơn 1 th&aacute;ng nhưng phổi c&ograve;n bị đ&ocirc;ng đặc, tr&agrave;n dịch phải đặt dẫn lưu. Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, sau 5 lần &acirc;m t&iacute;nh li&ecirc;n tiếp với SARS-CoV-2, kết quả x&eacute;t nghiệm mới nhất v&agrave;o ng&agrave;y 6/5 cho thấy dịch mũi họng của bệnh nh&acirc;n đ&atilde; dương t&iacute;nh trở lại với virus g&acirc;y bệnh nhưng kết quả x&eacute;t nghiệm dịch rửa phế quản, nước bọt &acirc;m t&iacute;nh.</p> <p>C&aacute;c x&eacute;t nghiệm tầm so&aacute;t cho thấy, bệnh nh&acirc;n đang c&oacute; sự gia tăng của t&igrave;nh trạng nhiễm tr&ugrave;ng v&agrave; men gan. Hiện bệnh nh&acirc;n đang tiếp tục được sử dụng thuốc an thần, cơ thể kh&ocirc;ng sốt, sinh hiệu tạm ổn, mắt phản xạ &aacute;nh s&aacute;ng tương đối tốt. C&aacute;c b&aacute;c sĩ đang tiếp tục cho người bệnh ECMO, thở m&aacute;y, lọc m&aacute;u, dẫn lưu dịch m&agrave;ng phổi. Hiện ti&ecirc;n lượng của người bệnh vẫn rất nặng.</p> <p><span><img src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/08/image3-tienphong-vn_binhthuan_pwii_ezrh.jpg" /></span></p> <p>&nbsp;</p> </div>

Theo www.tienphong.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top