Khi nào phải ghép gân Achille?

(khoahocdoisong.vn) - Ở bệnh nhân đứt gân Achille do chơi thể thao, tổn thương gân theo kiểu sang chấn tích tụ lâu ngày, tổ chức gân cơ mủn nát, tiêu, sau khi cắt lọc mất đoạn trên 5cm, đứt lại gân, không thể khâu nối... thì phải ghép gân Achille.

Hỏi: Tôi chơi bóng và bị chấn thương đứt gân Achille. Xin hỏi, có những phương pháp mổ nào và trường hợp nào thì phải ghép gân?

Nguyễn Văn Hùng (Hà Nội)

TS.BS Trần Hoàng Tùng, Phó khoa Chấn thương - Chỉnh hình II, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Đứt gân Achille là một tổn thương thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và gần đây rất hay gặp khi chơi thể thao (tenis, bóng đá, bóng chuyền...) gây ra nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí là tàn phế.

Phẫu thuật khâu nối gân Achille trực tiếp hoặc khâu nối kết hợp với kéo dài gân kiểu V -Y là một phẫu thuật thường quy có thể thực hiện được ở các cơ sở y tế có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Thế nhưng, ở bệnh nhân đứt gân Achille do chơi thể thao, tổn thương gân theo kiểu sang chấn tích tụ lâu ngày, tổ chức gân cơ mủn nát, tiêu, sau khi cắt lọc mất đoạn trên 5cm, đứt lại gân, không thể khâu nối...thì phải ghép gân Achille. Tuy nhiên, đây là một thách thức rất lớn đối với các phẫu thuật viên trong việc xử trí tổn thương.

Theo Đời sống
back to top