Khí hậu bất hòa, dễ sinh nhiều bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Khí hậu của năm Tân Sửu 2021 có chiều hướng bất hòa, vì vậy phát sinh bệnh tật tương đối nhiều. Tỳ - vị, thận - bàng quang là các tạng phủ bị ảnh hưởng nhiều nhất; cụ thể sẽ sinh ra các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu.

Theo y học cổ truyền, giữa thiên nhiên và con người có cùng một nhịp sinh học. Như đất có ngũ hành sinh ngũ vị, người có ngũ tạng nhờ ngũ vị để sống; trời có lục khí vận hành thời tiết, người có lục phủ thích nghi ấm lạnh tương ứng nhau… Do đó, bất kỳ một sự thay đổi nào của thiên nhiên cũng đều ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Bất kỳ một sự thay đổi nào của thiên nhiên cũng đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ảnh minh họa.

Bất kỳ một sự thay đổi nào của thiên nhiên cũng đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ảnh minh họa. 

Từ ngàn đời nay, các thầy thuốc Đông y đã dựa vào học thuyết này để dự toán và hằng năm đưa ra hướng dẫn giúp người dân phòng bệnh, dưỡng sinh đồng thời cũng có những giải pháp phù hợp để quá trình chữa bệnh được hiệu quả hơn, đồng thời chuẩn bị dược liệu dự trữ phù hợp theo bệnh tật trong năm.

Năm 2021: Dễ phát sinh bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa

Lương y Nguyễn Kỳ Nam, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Cà Mau phân tích: Năm Tân Sửu 2021 có Thiên can là tân, là can âm, ứng với hành thủy. Đại vận năm Tân Sửu là thủy vận bất cập nên khí hậu sẽ bị thấp hóa. Thủy khí bị thấp khí lấn át. Tạng phủ bị bệnh chủ đạo sẽ là tỳ - vị và thận - bàng quang. Bệnh lý dễ phát sinh là các chứng ăn kém, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, tiêu lỏng; hen suyễn, phù thũng, tiểu ít, di tinh, khí hư…

• Từ ngày 20/1 - 21/3 (sơ khí): Dễ mắc bệnh ngoại cảm, trúng phong

Chủ khí: Quyết âm phong mộc. Khách khí: Quyết âm phong mộc.

Thời tiết ảnh hưởng bệnh tật: Khí chủ đạo là phong (gió) sẽ có khuynh hướng thái quá thành phong tà với mức độ gây bệnh nhiều hơn so với thông thường, có xu hướng gây các bệnh ở đầu mặt, da lông, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ngoại cảm.

Phong kết hợp với hàn khí gây cảm phong hàn; kết hợp với thấp gây phong thấp đau nhức các khớp; kết hợp với táo khí, hỏa khí gây sốt cao, co giật, ban chẩn, ngứa, dị ứng...

Phong cũng sẽ gây bệnh cho tạng tương ứng là tạng can. Vì vậy, những người vốn có bệnh lý cao huyết áp cần cẩn trọng vì dễ bị trúng phong, gây bán thân bất toại. 

Phòng bệnh: Điều quan trọng là bạn cần tránh gió tốt nhất có thể, như tránh những chỗ có gió lùa, khi ngủ tránh mở cửa sổ đón gió trực tiếp; khi đi ngoài đường nên khoác áo tay dài, kín cổ; đặc biệt đối với những người có cơ địa dễ dị ứng… Nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày các món rau gia vị như tía tô, kinh giới, é tía, gừng, hành… vì chúng vừa có chứa các chất kháng sinh tự nhiên vừa có tính phát tán, trừ phong.

Giai đoạn này trùng vào dịp tổng kết cuối năm và Tết Nguyên đán, mọi người không nên vì vui quá mà ăn uống, tiệc tùng nhậu nhẹt nhiều. Làm tăng gánh nặng đào thải cho gan mà sinh nhiều bệnh lý ở gan như viêm gan, xơ gan, vàng da, dị ứng, làm tăng các loại men gan như: SGOT, SGPT, GGT.

Từ 22/3 đến 21/5 (Nhị khí): Nguy cơ cao bị trúng nắng

Chủ khí: Thiếu âm quân hỏa. Khách khí: Thiếu âm quân hỏa.

Thời tiết ảnh hưởng bệnh tật: Chủ và khách cùng là hỏa khí thì dễ sinh bệnh nặng, bệnh có tính khác thường tột bực. Thời tiết lúc này đã chuyển sang mùa hè. Những cơn say nắng, trúng nắng sẽ có khả năng tăng cao đối với những người làm việc lâu ngoài nắng, đặc biệt là người vốn có thể tạng yếu. Thử còn kết hợp thấp gây các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả lỵ… Trời nắng nóng quá mức khiến cơ thể dễ bị mất nước nhanh chóng, gây trụy mạch.

Trời nắng nóng quá mức khiến cơ thể dễ bị mất nước nhanh chóng, gây trụy mạch. Ảnh minh họa.

Trời nắng nóng quá mức khiến cơ thể dễ bị mất nước nhanh chóng, gây trụy mạch. Ảnh minh họa. 

Phòng bệnh: Hạn chế tiếp xúc với nắng ít nhất có thể, cung cấp lượng nước cho cơ thể đầy đủ. Nếu phải đi ngoài đường, dưới trời nắng, làm việc dưới nắng thì cần trang bị quần áo, mũ nón đầy đủ và có những đợt bước vào bóng râm mát để nghỉ ngơi giữa giờ. 

Các sản phẩm giải khát thanh nhiệt như nước đậu xanh, nước sâm, trà hoa cúc, trà kim ngân hoa, nước rau má, nước trái cây, thực phẩm có tính chua sẽ giúp cơ thể giảm nhiệt hữu hiệu. Không nên ăn những thực phẩm có tính cay, nóng. Lưu ý, chỉ nên uống các loại nước mát có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, tươi mới vì nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả lỵ… 

Riêng những người thể tạng âm hư nên bổ sung đồ ăn thức uống có tính âm như uống nước dừa, trà hà thủ ô, kỷ tử, thịt vịt, đậu đen, mè đen…

Từ khoảng ngày 22/6 đến 21/7 (Tam khí): Bệnh đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa dễ phát sinh

Chủ khí: Thiếu dương tướng hỏa. Khách khí: Thái âm thấp thổ Tư thiên.

Thời tiết ảnh hưởng bệnh tật: Chủ khí sinh Khách khí là nghịch nên bệnh tật dễ phát sinh với mức độ nhiều. Thời tiết tiếp tục nóng kèm theo mưa nhiều khiến không khí vừa nóng vừa ẩm. Thấp kết hợp với nhiệt gây hàng loạt các bệnh về đường tiêu hóa, tiết niệu như rối loạn tiêu hóa; phù thũng, tiểu ít, đới hạ… Bệnh do thấp tà gây triệu chứng chủ yếu là đau nhiều khớp, nhức mỏi, nặng nề, dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát.

Phòng bệnh: Hạn chế ăn uống các thức có tính béo, ngọt, thấp trệ như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều đường ngọt; cần ăn thêm những thức ăn có tính ôn táo như các loại rau thơm, gia vị có tinh dầu, cay. Người lớn tuổi, người có tiêu hóa kém nên ăn cháo vào bữa tối để giảm áp lực cho tỳ vị; cháo nên nấu chung với một số thảo dược như: hoài sơn, đậu khấu, hạt sen, phục linh…

Từ 22/7 đến 20/9 (Tứ khí): Ít bệnh tật hơn các thời kỳ khác trong năm

Chủ khí: Thái âm thấp thổ. Khách khí: Thiếu dương tướng hỏa

Thời tiết ảnh hưởng bệnh tật: Khách khí sinh Chủ khí là thuận nên đây là giai đoạn nhẹ nhàng nhất của năm Tân Sửu. Các bệnh lý gặp phải Tam khí vẫn còn xuất hiện nhưng ít và ở mức độ nhẹ hơn.

Phòng bệnh: Tương tự như thời kỳ Tam khí.

Từ 21/9 đến 21/11 (Ngũ khí): Bệnh lý về đường hô hấp, da liễu tăng cao

Chủ khí: Dương minh táo kim. Khách khí: Dương minh táo kim.

Thời tiết ảnh hưởng bệnh tật: Khách chủ đồng khí nên dễ sinh bệnh nặng với mức độ khác thường tột bực. Hanh khô, rất khô và lạnh là khí hậu chủ đạo trong thời gian này. Tân dịch sẽ bị tiêu hao nhiều. Nếu không có bổ sung nước hợp lý cho cơ thể sẽ sinh chứng mũi khô, họng khô, da thịt khô đét, nứt nẻ da, đại tiện táo, ho khan.

Cần phải tránh lạnh, giữ ấm cơ thể. Bổ sung thêm các thức ăn uống có tính bổ âm, sinh tân, nhuận táo như trà từ lá dâu tằm, bí đao; cháo mè đen, bách hợp, sinh địa…

Cần phải tránh lạnh, giữ ấm cơ thể. Bổ sung thêm các thức ăn uống có tính bổ âm, sinh tân, nhuận táo như trà từ lá dâu tằm, bí đao; cháo mè đen, bách hợp, sinh địa…

Những người vốn có bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn; người khí chất yếu, thuộc thể khí hư, dương hư (thông thường dễ cảm thấy lạnh, dễ bị lạnh) cần cẩn trọng vì có nguy cơ sinh bệnh hoặc bệnh tăng nặng.

Phòng bệnh: Điều quan trọng là phải liên tục cấp nước đầy đủ cho cơ thể. Có thể sử dụng thêm các loại sản phẩm dưỡng ẩm để da dẻ mềm mại, tránh khô nứt. Cũng cần phải tránh lạnh, giữ ấm cơ thể. Bổ sung thêm các thức ăn uống có tính bổ âm, sinh tân, nhuận táo như trà từ lá dâu tằm, bí đao; cháo mè đen, bách hợp, sinh địa…

Từ ngày 22/11 đến 20/1 (Chung khí): Dễ bị cảm lạnh, đau vai gáy…

Chủ khí: Thái dương hàn thủy. Khách khí: Thái dương hàn thủy Tại tuyền.

Thời tiết ảnh hưởng bệnh tật: Mùa đông năm nay có phần lạnh sâu hơn. Do vậy, cảm lạnh sẽ là chứng bệnh dễ phát sinh và mắc phải nhiều. Hàn tà còn đặc biệt ảnh hưởng đến phần dương của các tạng tỳ, thận, tâm, phế; sinh các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa; thường gặp như: ăn kém, đầy bụng, co rút cơ, đau vai gáy, đau lưng; tay chân lạnh, tiêu chảy, tiểu tiện nhiều...

Phòng bệnh: Giữ ấm cho cơ thể là nguyên tắc tối thượng trong mùa này. Ở bên ngoài là quần áo tay dài, áo khoác, vớ, nón, khăn. Để giữ ấm cho bên trong cơ thể thì chỉ nên ăn uống các thức nóng sốt; các thực phẩm có tính ấm, nóng như: thịt dê, gà; ưu tiên dùng các gia vị gừng, riềng… Ăn cháo nấu với các dược liệu như đẳng sâm, hoàng kỳ…

Đông Y sĩ Mộc Nguyên (Hội Đông y quận Phú Nhuận)

Theo Theo KH&ĐS
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top