Khẩn: Bộ Y tế hướng dẫn bảo vệ nhóm nguy cơ tử vong cao khi mắc COVID-19

Ngày 21/12, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.

Hiện tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529).

Trong đó nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc COVID- 19 là nhóm người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết.

benh-nhan-nang.jpg
Khẩn: Bộ Y tế hướng dẫn bảo vệ nhóm nguy cơ tử vong cao khi mắc COVID-19

Theo Bộ Y tế, các nội dung ưu tiên cần thực hiện là quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19; tiêm chủng văcxin phòng COVID-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc ngóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện hướng dẫn trên địa bàn đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả.

Tổ chức tiêm lưu động đến tiêm văcxin phòng COVID-19 tại nhà cho những người không di chuyển được.

Tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ và phê duyệt danh sách nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn phụ trách.

Việc quản lý đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 cần điều tra xác định các yếu tố như tình trạng bệnh nền đang được điều trị; Tình trạng sức khỏe (khả năng tự đi lại, tự chăm sóc bản thân); Tình trạng sống chung (sống một mình, sống chung); Nhu cầu hỗ trợ (chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu cầu khác).

Áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Việc xem xét cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cách ly, theo dõi tại nhà hay tại cơ sở điều trị có thể được xem xét dựa trên cơ sở tình trạng, mức độ bệnh; điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; sự hỗ trợ của cán bộ y tế; nguyện vọng của người mắc COVID-19 hay gia đình.

Việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc COVID- 19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top