Khám phá hệ vi sinh vật có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa

Vi khuẩn được tìm thấy trong hệ thống hô hấp trên của trẻ em có thể giúp chống lại bệnh nhiễm trùng tai giữa mãn tính, nguyên nhân hàng đầu gây mất thính lực và điếc.
viem-tai.jpg
Viêm tai giữa có thể gây mất thính giác.

Căn bệnh này có thể gây mất thính giác và có thể ảnh hưởng suốt đời đến sự phát triển ngôn ngữ, giáo dục, và triển vọng việc làm trong tương lai.
TS Seweryn Bialasiewicz của Đại học Queensland cho biết, trong nhiều năm, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra lý do tại sao một số trẻ em không bao giờ mắc bệnh mãn tính về tai, mặc dù nằm trong nhóm có nguy cơ cao.
Nghiên cứu đã điều tra các vi sinh vật của 103 trẻ em từ 2-7 tuổi từ hai cộng đồng phía bắc Queensland. Bằng cách tập trung vào các vi sinh vật trong đường hô hấp trên của những đứa trẻ kháng bệnh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hệ sinh thái của các tương tác vi khuẩn dường như đang hoạt động cùng nhau để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng nhiễm trùng tai giữa.
TS Bialasiewicz cho biết, khám phá này đã giúp giải thích một bí ẩn lâu nay và cung cấp một cái nhìn mới về cách bệnh viêm tai giữa phát triển. Các nhà khoa học hy vọng sử dụng thông tin này để tìm ra cơ chế bảo vệ chính xác là gì, sau đó bắt chước nó ở trẻ nhỏ, như một liệu pháp hoặc một biện pháp phòng ngừa.
Việc phát hiện ra cơ chế tương tác giữa hai nhóm vi khuẩn này sẽ giúp các nhà khoa học điều chế một loại thuốc để trị hoặc như một chế phẩm sinh học bảo vệ để những vi khuẩn "tốt" này có thể được gieo vào mũi đủ sớm để bảo vệ chống lại vi khuẩn "xấu" xâm nhập.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top