Khám bệnh qua điện thoại

(khoahocdoisong.vn) - Khi đau ốm không nên hỏi bác sĩ qua điện thoại, vì nếu không được thăm khám cụ thể có thể sẽ đưa ra những chẩn đoán sai, những lời khuyên mất chính xác dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Bà Đỗ Thị Hồng, 70 tuổi (Nam Định) bị đau bụng lâm râm vùng hố chậu phải, sốt nhẹ, không nôn, ăn uống kém. Bà đến bệnh viện khám và được bác sĩ cho biết cần phải theo dõi ở phòng cấp cứu ngoại.

Nghĩ đến mổ bà sợ quá xin về nhà nhờ người tiêm thuốc giảm đau. Sau đó bà gọi điện thoại hỏi một người quen là bác sĩ lâu năm, người đó nói bà cứ yên tâm ở nhà điều trị. Vài ngày sau thấy bụng vẫn đau lâm râm, bà gắng chịu đựng nhưng rồi cơn sốt nóng, sốt rét kéo đến, bụng ngày càng đau hơn và chướng.

Lúc này bà mới chịu đi bệnh viện. Bà phải mổ cấp cứu vì viêm ruột thừa. Rất may ruột thừa chưa vỡ, mới bị sưng mọng, chất dịch đục thấm ra xung quanh phúc mạc. Bà phải nằm viện điều trị viêm phúc mạc 1 tháng mới được ra viện

Lời bàn: Khi đau ốm không nên hỏi bác sĩ qua điện thoại, vì nếu không được thăm khám cụ thể có thể sẽ đưa ra những chẩn đoán sai, những lời khuyên mất chính xác dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

BS Nguyễn Tuấn Anh (Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top