Khai giảng, vì ai?

(khoahocdoisong.vn) - Khai giảng không còn ý nghĩa là ngày đầu đến trường, học sinh phải tập dượt vất vả trước ngày khai giảng... là tâm tư của nhiều phụ huynh ngay trước thềm năm học mới.

Gần đến ngày khai giảng, nhiều phụ huynh đã bày tỏ nỗi buồn về việc khai giảng đã không còn mang ý nghĩa thực sự của ngày đầu tiên đến trường của năm học mới, gặp thầy cô, bạn bè, bao cảm xúc tinh khôi.

Thực tế hiện nay, nhiều trường đã bắt đầu học từ giữa tháng 8. Chị Lan Anh, một phụ huynh có con học lớp 6 một trường ở Hà Nội cho biết, con chị đã học chính thức cách đây từ 2 tuần rồi, nên khai giảng cũng chỉ như một "thủ tục", không có sự háo hức hay mong chờ gì. 

Ngoài nỗi buồn vì mất đi "tinh thần" của ngày khai giảng, không ít phụ huynh còn băn khoăn về việc học sinh phải luyện tập nhiều để chuẩn bị cho lễ khai giảng. Hoặc lo ngại như những năm trước, lễ khai giảng học sinh phải đứng giữa trời nắng, nghe các bài phát biểu lê thê.

Từ cách đây 3 - 4 năm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ: Nhiều năm nay ông đi dự khai giảng thì thấy, ngày giờ khai giảng của các trường lại phải phụ thuộc vào thời gian của các lãnh đạo cấp trên. Bất kể thời tiết nắng hay mưa, học sinh, nhất là các cháu tiểu học phải tập dượt để chuẩn bị khai giảng.

Từ đó, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Chúng ta xem lại những lễ khai giảng trước vì các cháu hay vì người lớn? Và đề nghị, phải làm thực sự vì học sinh, nhất định không để các cháu nhỏ đứng nắng xếp hàng, vẫy cờ chào đại biểu, như vậy rất nhiêu khê, rất khổ sở và phải nghe bài phát biểu của lãnh đạo tỉnh, huyện, sở, phòng, trong khi đó các cháu không hiểu gì cả”.

Và trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 Phó thủ tướng vẫn đặt lại câu hỏi: "Người lớn đã thực sự vì học sinh thân yêu chưa?".

Thực tế, một số trường thực hiện điều này rất tốt khi khai giảng, giáo viên, phụ huynh đón học sinh; các em lớn đón học sinh bé trong lần đầu đến trường.

Trước đây đại biểu ngồi trước, học sinh ngồi sau; còn giờ đại biểu ngồi xung quanh. Nhưng theo ông, điều này mới chỉ thực hiện được ở một số trường.

Bên cạnh đó, mọi hành động của người lớn chưa thật sự vì học sinh khi nhiều phụ huynh ganh đua; từ phụ huynh đến giáo viên gây sức ép thành tích cho con cái mình. "Đó là vì người lớn chứ không phải vì học sinh", Phó Thủ tướng khẳng định.

Mới đây, trong chuyến thăm thầy trò vùng lũ Quan Sơn - Thanh Hóa trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ hứa sẽ trả lại ngày khai giảng đúng nghĩa cho các em.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top