Khắc phục sự cố mất dữ liệu xác nhận tiêm chủng Covid-19

Sự cố mất dữ liệu xác nhận tiêm chủng trên Sổ sức khỏe điện tử do bị lỗi tạm thời trong quá trình đồng bộ dữ liệu; tuy nhiên sau đó đã trở lại bình thường, các dữ liệu vẫn được bảo toàn, không phải nhập lại.

Mỗi người dân sẽ chỉ dùng 1 mã QR

Chiều 11.9, ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), cho biết theo đại diện của Viettel, sự cố mất dữ liệu xác nhận tiêm chủng trên Sổ sức khỏe điện tử do bị lỗi tạm thời trong quá trình đồng bộ dữ liệu, khi số lượng lớn thông tin tiêm chủng được cập nhật lên. Tuy nhiên sau đó đã trở lại bình thường, các dữ liệu vẫn được bảo toàn, không phải nhập lại.

Ngày 11.9, Bộ TT-TT đã ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật, quy định một mã QR (QR code) cá nhân thống nhất chung với tất cả các nền tảng, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 khác nhau. Về lâu dài, nếu các nền tảng tích hợp thêm tính năng thẻ xanh Covid-19 cũng sử dụng chuẩn một mã QR để thuận lợi cho người dân.

Mỗi mã QR cá nhân có định dạng là một chuỗi các ký tự có cấu trúc, gồm số CCCD/CMND hoặc hộ chiếu, họ tên, ngày sinh, loại định danh, mã người dùng (QID), các giá trị mở rộng khác (EXT).

Theo thanhnien.vn
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top