Kế hoạch tuyển sinh dự kiến vẫn kết thúc như các năm trước

(khoahocdoisong.vn) - Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra muộn hơn, các mốc thời gian xét tuyển ĐH, CĐ cũng sẽ lùi “tịnh tiến”, nhưng kế hoạch tuyển sinh dự kiến vẫn sẽ kết thúc như các năm trước.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã có quyết định điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần 2 do đợt nghỉ chống Covid-19.

Theo kế hoạch này, hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ II trước ngày 11/7 và kết thúc năm học trước ngày 15/7.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo KH&ĐS, nhiều chuyên gia và giáo viên đã lo ngại tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục khó lường, chưa chắc đã kết thúc được năm học trước ngày 15/7.

Từ đó, đặt ra câu hỏi, giả sử nếu thời điểm kết thúc năm học tiếp tục lùi, hoặc trong trường hợp xấu nhất là sẽ mất luôn cả học kỳ 2, không thể đi học trở lại được, thì việc thi THPT Quốc gia sẽ thực hiện thế nào? Đặc biệt là việc tuyển sinh đại học sẽ tiến hành ra sao?

Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, trong hoàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra muộn hơn, các mốc thời gian xét tuyển đại học, cao đẳng cũng sẽ lùi “tịnh tiến”, nhưng kế hoạch tuyển sinh dự kiến vẫn sẽ kết thúc như các năm trước, vào ngày 31/12/2020.

Lý do là vì, những năm trước, mặc dù kế hoạch tuyển sinh của hầu hết các trường bắt đầu cuối tháng 7 đến hết năm, nhưng thực tế đều kết thúc vào khoảng cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Sau đó, đa số ngừng tuyển sinh vì không phù hợp với kế hoạch năm học và hầu như hết nguồn tuyển.

Như vậy, nếu tuyển sinh từ cuối tháng 8 đến hết tháng 12 không ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh, các cơ sở GD đại học vẫn chủ động điều chỉnh kế hoạch và thực hiện được.

Theo quy định, Bộ GD&ĐT chỉ ban hành kế hoạch tuyển sinh đợt 1 năm 2020, áp dụng chung đối với các trường xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia. Với quyền tự chủ tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học có thể tuyển sinh nhiều đợt trong năm. Căn cứ vào kết quả tuyển sinh đợt 1 và thời gian còn lại, các trường chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh phù hợp, kết thúc trong năm 2020.

Đối với trường không xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia, việc tuyển sinh sẽ chủ động và linh hoạt hơn. Theo Quy chế tuyển sinh, các trường xác định và công bố cụ thể trong Đề án tuyển sinh của từng trường để thí sinh và người học chủ động chuẩn bị, đăng ký.

Ông Phúc cho biết, trong quỹ thời gian hàng năm, các cơ sở giáo dục đại học có khoảng 2 - 3 tuần dự phòng/kỳ học tuỳ theo từng trường và có khoảng 5 - 6 tuần nghỉ hè. Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, các trường chỉ cần điều chỉnh lịch học để tháng 8 có đủ lực lượng tham gia tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Việc kết thúc kỳ học, năm học, các trường sẽ điều chỉnh theo điều kiện thực tế và theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, các trường có thể tận dụng cả thời gian dự phòng của năm 2021.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top