Hy hữu xương gà nằm trong phổi 2 năm khiến ho dai dẳng

(khoahocdoisong.vn) - Suốt 2 năm, người phụ nữ 62 tuổi tại TPHCM, đã đi rất nhiều bệnh viện, vì những cơn ho khó thở dai dẳng kéo dài sau một trận ho sặc trong khi ăn cháo. Mỗi nơi chẩn đoán một bệnh: Viêm phổi, trào ngược dạ dày, hen phế quản…

Cho đến 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân bị những trận ho nặng nề tưởng chừng xé phổi, nên đã đến khám tại Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM. Các bác sĩ với kinh nghiệm phát hiện và điều trị rất nhiều ca dị vật đường thở, đã nghi ngờ bệnh nhân bị hóc dị vật, có thể là xương khi ăn cháo gà 2 năm trước.

Đây là trường hợp bệnh nhân bị dị vật nằm trong phổi dài ngày nhất, 2 năm.

Đây là trường hợp bệnh nhân bị dị vật nằm trong phổi dài ngày nhất, 2 năm.  

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM cho biết, nữ bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, đang ăn tự nhiên ho sặc sụa, là dấu hiệu quan trọng của hóc dị vật. Tuy nhiên, đây có lẽ là trường hợp dị vật nằm trong phổi lâu nhất, 2 năm.

Việc chẩn đoán dị vật ở vị trí phế quản có thể khó khăn và dễ chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác, vì thời gian xảy ra quá lâu. May mắn dị vật chưa gây bít tắc phổi hoàn toàn nên chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Theo đánh giá của TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM, trong khoảng 5 năm qua, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị khoảng 22 trường hợp dị vật đường thở bỏ quên. Dị vật đường thở có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em và có thể gây tử vong.

TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM (ngồi giữa), khuyến cáo, không nên vừa ăn, vừa nói, cười, giỡn… tránh sặc.

TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM (ngồi giữa), khuyến cáo, không nên vừa ăn, vừa nói, cười, giỡn… tránh sặc.

Nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương ở phổi sẽ tăng lên với thời gian dị vật đường thở còn ở trong cơ thể, do đó cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Đây là trường hợp khó phát hiện, bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh nền phối hợp, dị vật là xương mà đã ở trong cơ thể 2 năm.

Bệnh nhân đã được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời nhằm giải quyết việc viêm nhiễm đường hô hấp qua nội soi với kỹ thuật cao, xâm lấn tối thiểu, nhanh chóng và không để lại di chứng. Nếu không điều trị lấy dị vật và giúp đường thở thông thoáng trở lại kịp thời, khả năng có thể diễn tiến xấu là viêm phổi, áp xe phổi, xẹp thùy phổi, tràn khí màng phổi…

TS.BS Lê Trần Quang Minh khuyến cáo, sắp Tết, mọi gia đình thường chuẩn bị rất nhiều các loại hạt như hướng dương, dưa hấu, hạnh nhân, đậu phộng… người già và trẻ nhỏ cần chú ý khi ăn. Hạn chế tối đa vừa ăn, vừa nói, cười, giỡn… để tránh sặc.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top