Huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối

(khoahocdoisong.vn) - Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một sản phẩm máu tự thân được tạo ra bằng cách lấy một lượng nhỏ máu ngoại vi, cô đặc mẫu máu đó thông qua ly tâm, sau đó tách phần huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao và đưa trở lại bệnh nhân thông qua tiêm nội khớp.

3 lần tiêm giảm đau 6 tháng

Thoái hóa khớp là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 30 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ (chiếm 23% dân số trưởng thành). Khớp gối có tỷ lệ thoái hóa cao nhất và trở thành mối lo ngại về sức khỏe.

Quá trình lấy máu quay ly tâm tách tiểu cầu.

Quá trình lấy máu quay ly tâm tách tiểu cầu.

Cho đến nay, không có liệu pháp điều trị dứt điểm thoái hóa khớp, chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của quá trình thoái hóa. Hiện có 4 phương pháp chính được sử dụng điều trị là: corticosteroid, bổ sung chất nhờn bằng axit hyaluronic (HA), huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và tế bào gốc trung mô tự thân (MSC). Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, có thể cân nhắc lựa chọn phẫu thuật. Phẫu thuật tạo hình khớp gối có hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn muộn, ước tính rằng có đến 1/3 số bệnh nhân bị đau mãn tính sau phẫu thuật, tỷ lệ đáp ứng kém được báo cáo là 20%. Do đó, đòi hỏi phải chẩn đoán và điều trị ở các giai đoạn sớm, tránh nguy cơ phải phẫu thuật.

PRP là một sản phẩm máu tự thân được tạo ra bằng cách lấy một lượng nhỏ máu ngoại vi, cô đặc mẫu máu đó thông qua ly tâm, sau đó tách phần huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao và đưa trở lại bệnh nhân thông qua tiêm nội khớp (IA). Sản phẩm huyết tương cô đặc chứa một lượng tiểu cầu cao (ít nhất gấp hai lần so với máu toàn phần), có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi mô, điều chỉnh phản ứng viêm và đông máu của cơ thể, chẳng hạn như ức chế quá trình tự chết của tế bào sụn (chondrocyte), tái tạo xương và mạch, điều chỉnh viêm và tổng hợp collagen. 

PRP rất thuận tiện và hiệu quả để áp dụng điều trị ngoại trú, vì chỉ 15 cc máu được lấy ra và được sử dụng để ly tâm trên cùng một bộ kit xét nghiệm, cũng như chiết xuất và tiêm PRP. Vì vậy, nó là một hệ thống hoàn toàn khép kín. Thời gian điều trị tổng thể với PRP cho một bệnh nhân kể từ khi họ đến phòng khám lấy máu và quay, sau đó được tiêm khớp gối, thường là 15 – 30 phút.

Tiêm vào ổ khớp.

Tiêm vào ổ khớp.

Quy trình là 3 lần tiêm PRP cho mỗi khớp. Bệnh nhân giảm đau tốt trong ít nhất 6 tháng và thường kéo dài trong một năm hoặc lâu hơn. Thực tế có những bệnh nhân độ 1 và 2 chỉ cần tiêm 1 hoặc 2 mũi, còn những bệnh nhân nặng hơn cần tiêm 4, 5, hoặc 6 mũi.

Các yếu tố tăng trưởng của PRP

Tiểu cầu là các tế bào có nhân có nguồn gốc từ nguyên mẫu tiểu cầu. Khi tiểu cầu được kích hoạt, các yếu tố tăng trưởng chứa trong hạt α của tiểu cầu sẽ được giải phóng. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, với gần 70% các yếu tố tăng trưởng chứa trong hạt α được tiết ra trong 10 phút. Các yếu tố tăng trưởng này, cùng với các yếu tố đông máu, cytokine, chemokine và các protein khác được lưu trữ trong tiểu cầu, đã được chứng minh là có khả năng kích thích tăng sinh tế bào sụn và tế bào gốc tạo sụn, thúc đẩy bài tiết chất nền sụn và làm giảm tác dụng dị hóa của các cytokine tiền viêm.

Các yếu tố tăng trưởng từ PRP có liên quan đến điều trị thoái hóa khớp bao gồm yếu tố tăng trưởng mô-β (TGF-β), yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1), protein hình thái xương (BMP), yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu (PDGF), yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF) và yếu tố tăng trưởng tế bào gan (HGF).

Cùng với tác động của các yếu tố tăng trưởng, PRP đã được báo cáo là có tác động bổ sung đến quá trình thoái hóa khớp. Các nghiên cứu in vitro đã cho thấy tác động tích cực của PRP đối với sự tăng sinh tế bào sụn và tăng cường sản xuất collagen typ II. PRP cũng xuất hiện để kích thích sản xuất Hyanuronic acid (HA) nội sinh và hỗ trợ sự tồn tại và tăng sinh của tế bào gốc trung mô.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòa (Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top