Hướng dẫn mới về cấp độ dịch, gần như cả nước thành vùng xanh

Hướng dẫn mới yêu cầu các địa phương kiểm soát dịch tại nơi xuất phát mang tính chủ động và hiệu quả hơn, hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính bao vây trên phạm vi rộng. Cấp độ dịch tuy vẫn đếm số ca nhưng kèm theo tiêu chí số ca chuyển nặng khi xếp cấp độ dịch.

Ngày 27/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ. Quyết định mới có hiệu lực từ ngày 27/1 và thay thế quyết định số 4800 ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.

Hướng dẫn mới yêu cầu các địa phương kiểm soát dịch tại nơi xuất phát mang tính chủ động và hiệu quả hơn, hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính bao vây trên phạm vi rộng.

xet-nghiem-da-nang.jpg

Đồng thời kiểm soát nguy cơ sớm nhất, gọn nhất ở quy mô cấp xã nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả; phát hiện sớm bất thường để xử lý đúng, trúng, hiệu quả. Phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương, tránh tư tưởng buông tay, giao phó cho y tế trong việc điều trị ca bệnh nặng.

Để đánh giá cấp độ dịch, hướng dẫn mới của Bộ Y tế yêu cầu phải dựa trên 3 tiêu chí, gồm:

- Tiêu chí 1: Tỉ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.

- Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.

- Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Xác định cấp độ dịch

Cấp độ đáp ứng dịch tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã, thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định mức độ lây nhiễm (4 mức)

Mức độ lây nhiễm của một địa bàn cấp xã là mức độ cao nhất của chỉ số 1 và 2 tại tiêu chí 1 và được hiệu chỉnh của chỉ số 1 và 2 tại tiêu chí 2 được liệt kê theo bảng dưới đây:

Các chỉ số đánh giá nguy cơ lây nhiễm
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Chỉ số 1, tiêu chí 1: Tỉ lệ ca mắc mới
<90
<90-<450
450-600
>600
Chỉ số 2, tiêu chí 1: Tỉ lệ ca bệnh phải thở oxy
<1
1-<32
32-40
>40

Sau đó kết hợp với chỉ số 1 và 2 tiêu chí 2; nếu không đạt mức tối thiểu thì phải nâng mức độ lây nhiễm lên một mức độ (trừ trường hợp đang ở mức độ 4).

Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng

Khả năng đáp ứng của một địa phương là khả năng thấp nhất của chỉ số 1 và 2 tại tiêu chí 3 và được hiệu chỉnh của chỉ số 3 của tiêu chí 3 được liệt kê theo bảng dưới đây:

Chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng của một địa phương
Khả năng cao
Khả năng trung bình
Khả năng thấp
Chỉ số 1, tiêu chí 3: Tỉ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc
>500
200-500
<200
Chỉ số 2, tiêu chí 3: Tỉ lệ giường bệnh dành cho bệnh nhân COVID-19 còn trống
>30
10-30
<10

Sau đó, kết hợp với chỉ số 3, tiêu chí 3, nếu như chỉ số này không đạt mức tối thiểu thì phải giảm khả năng đáp ứng xuống một mức (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

Bước 3: Xác định cấp độ dịch

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, cấp độ dịch được xác định dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá mức độ lây nhiễm (4 mức tại bước 1) và khả năng đáp ứng (3 khả năng tại bước 2), sau đó có thể được hiệu chỉnh bởi chỉ số 1 của tiêu chí 1, theo bảng dưới đây:

cap-do-dich-moi.png
Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top