HoREA đề xuất người mua bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng

Đề xuất này được HoREA lý giải nhằm thực hiện Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Nghị định 116 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Theo đó, HoREA đề xuất chỉ quy định khuyến khích các bên có nhu cầu thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản; đi đôi với điều chỉnh nội dung Điều 91 "Dự thảo Đề cương" để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.

HoREA vạch ra chi tiết một số bất cập của quy định "tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà, công trình xây dựng thông qua sàn giao dịch bất động sản" trước 1/7/2015.

Quy định trên đây đã xâm phạm quyền "tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh, tự chủ kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng" của chủ đầu tư dự án bất động sản.

Các quy định này chỉ cho phép chủ đầu tư tự bán 20% số lượng sản phẩm, 80% sản phẩm còn lại phải bán thông qua sàn giao dịch bất động sản.

HoREA cũng đề nghị bổ sung quy định quản lý hành vi giao dịch bất động sản, nhất là giao dịch “đặt cọc” xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng kinh doanh bất động sản.

Theo ông Châu, dự thảo đề cương hiện chưa đề xuất bổ sung quy định quản lý hành vi giao dịch bất động sản, nhất là giao dịch “đặt cọc” trước thời điểm ký hợp đồng kinh doanh bất động sản.

Lý do của đề xuất trên là hiện nay, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ điều chỉnh các hành vi giao dịch bất động sản kể từ thời điểm ký hợp đồng kinh doanh bất động sản. Nhưng chưa điều chỉnh các hành vi giao dịch bất động sản xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng.

Cụ thể, “đặt cọc”, “hứa mua, hứa bán”, “hợp tác đầu tư”, “liên doanh liên kết”, “hợp đồng góp vốn”… dẫn đến xuất hiện tình trạng bên bán, bên huy động vốn lợi dụng để nhận tiền “đặt cọc” có giá trị lớn.

Có trường hợp nhận đến 90% giá trị nhà đất, thậm chí đã xảy ra lừa đảo, trong lúc Khoản 1 Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định “việc thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng…”.

Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị bổ sung quy định về loại bất động sản đưa vào kinh doanh là công trình xây dựng có chức năng lưu trú, không sử dụng cách liệt kê “căn hộ du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú” để đảm bảo tính khái quát, bao quát của quy phạm pháp luật.

Lãnh đạo HoREA nhận thấy, quy định về công trình xây dựng đưa vào kinh doanh của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 phù hợp với Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013.

Điều khoản này quy định về “Tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác”, nhưng chưa quy định công trình xây dựng có chức năng lưu trú đưa vào kinh doanh.

Trước đó, trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, HoREA đã bày tỏ một số quan ngại về thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh năm 2019, trong đó có cảnh báo hiện tượng rửa tiền ở phân khúc cao cấp, hạng sang.

Theo Đời sống
Những mẫu nhà cấp 4 giá rẻ, đẹp nhất 2024

Những mẫu nhà cấp 4 giá rẻ, đẹp nhất 2024

Những năm gần dây, nhà cấp 4 2 phòng ngủ thiết kế đơn giản, mang hơi hướng hiện đại làm toát lên vẻ đẹp tinh tế. Nhà cấp 4 với 2 phòng ngủ được ưa chuộng bởi sự tiện nghi và chi phí xây dựng thấp. 
back to top