Hồng Kong: Đại dịch ảnh hưởng nhiều đến tâm lý thanh thiếu niên

Đại dịch, học trực tuyến kéo dài khiến nhiều thanh thiếu niên trên khắp thế giới gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu... Đối với người dân Hong Kong (Trung Quốc), những trở ngại này thậm chí kéo dài hơn.

Trẻ em phải học trực tuyến kể từ năm 2019 vì lệnh đóng cửa trường học khi các cuộc biểu tình làm rung chuyển đặc khu suốt 7 tháng. Sau đó, đại dịch COVID-19 khiến Hong Kong đang nỗ lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược "Không Covid".

Trong gần ba năm qua, cuộc sống của thanh thiếu niên gần như diễn ra bên trong 4 bức tường phòng ngủ, từ việc học trực tuyến đến trò chuyện với bạn bè. Ba năm gần như đóng băng, ngay thời điểm quan trọng nhất đối với sự phát triển xã hội của các em.

Nhà tâm lý học lâm sàng Kimberley Carder cho biết, hầu hết rối loạn sức khỏe tâm thần đều biểu hiện và phát triển trước tuổi 14. Các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy các vấn đề tâm lý ở tuổi trưởng thành.

Theo bà Carder, tất cả trẻ em Hong Kong chưa từng được học trực tiếp kể từ năm 2019 đến nay. Thanh thiếu niên tiếp xúc với các mối đe dọa kéo dài từ Covid-19, những chính sách liên tục thay đổi, trường học mở và đóng cửa liên tục, không thể gặp bạn bè. Các yếu tố này làm nảy sinh cảm giác hoang mang và thiếu an toàn.

 Đối với người lớn, đó chỉ là một chương của cuộc đời, nhưng đối với thiếu niên, những khó khăn là không thể so sánh.

Bộ não của con người chưa phát triển hoàn thiện cho đến năm 25 tuổi. Phần cuối cùng của não bộ hoàn thiện là vỏ não trước trán, chịu trách nhiệm về cảm giác thời gian. 

Học trực tuyến đòi hỏi hành vi nhận thức khác so với học trực tiếp. Khi ngồi trước màn hình, bộ não không đòi hỏi ghi nhớ nhiều như trước.

Với cường độ sử dụng máy tính cao, nhiều trẻ phát triển triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).

Học trực tuyến và tình trạng giãn cách xã hội khiến trẻ em ít cơ hội tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa. Các em chủ yếu trò chuyện qua các ứng dụng nhắn tin. Trong môi trường nhân tạo, nơi cảm xúc được thể hiện bằng các biểu tượng trong ứng dụng, các em không học được cách tiếp nhận các tín hiệu hoặc sắc thái xã hội.

Tuổi thiếu niên là thời điểm mỗi người hình thành bản sắc cá nhân. Nhiều người trẻ phát triển hai "nhân dạng", đó là phiên bản trực tuyến và ở đời sống thực tế.

BS Carder khuyến khích các gia đình đồng hành cùng con trong thời điểm khó khăn, động viên các em gọi điện cho bạn bè thay vì nhắn tin. Điều này làm tăng cơ hội tương tác xã hội, tăng kỹ năng xã hội, giảm lo âu, trầm cảm.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top