Honda Việt Nam lý giải việc hạn chế sản xuất một số mẫu xe tay ga trong nước

Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa thông báo về tác động của chuỗi cung ứng ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sẵn có của một số mẫu xe tay ga trong nước.
xe-tay-ga.jpg
Những thách thức về chuỗi cung ứng đã gây ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sẵn có của một số mẫu xe tay ga Honda sản xuất nội địa.

Theo HVN, trong bối cảnh nền kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến động, bao gồm các chính sách kiểm soát Covid-19 chặt chẽ ở các thị trường xuất khẩu, chuỗi cung ứng trên toàn cầu đang bị gián đoạn, dẫn tới những ảnh hưởng cho quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm của nhiều ngành hàng, trong đó có ngành ô tô - xe máy. Tại Việt Nam, HVN cũng không phải một trường hợp ngoại lệ.

Trước thực trạng này, HVN đã thông báo về khả năng cung cấp hạn chế đối với một số mẫu xe tay ga sản xuất nội địa.

Hiện tại, HVN đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trước đó, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã từng nhận định,  dù ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam là nước đi sau nhưng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy lại ngày càng tăng. Theo báo cáo của Cục Công nghiệp, trong năm 2019 Việt Nam có tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ô tô, xe máy đạt trên 5 tỷ USD, nhiều nhất là các linh kiện hộp số, túi khí và bộ dây điện sử dụng cho ô tô, xe máy. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam lần lượt là Nhật Bản chiếm 45%, Hoa Kỳ chiếm 16%, Hàn Quốc là 6,4% và EU là 4% tổng kim ngạch xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy.

Các doanh nghiệp tư nhân với quy mô lớn trong ngành công nghiệp ô tô cũng đã được hình thành, trong đó những doanh nghiệp vốn Việt Nam là Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)… và những doanh nghiệp 100% FDI là Công ty TNHH Honda Việt Nam, Công ty TNHH Toyota Việt Nam, Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam, Công ty TNHH Ford Việt Nam… Các doanh nghiệp sản xuất ô tô cam kết trong 10 - 15 năm từ khi thành lập tại Việt Nam sẽ đạt được tỷ lệ nội địa hóa 40%. Nhưng đến nay, sản lượng của doanh nghiệp còn thấp và còn nhiều doanh nghiệp không đạt được quy mô tối ưu. Các doanh nghiệp vẫn chưa đạt được tỷ lệ nội địa hóa như mong muốn ở các mẫu ô tô.

Do đó, Việt Nam cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chuyển giao công nghệ tiên tiến thông qua các dự án chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền của các doanh nghiệp sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước thiết lập các quy trình quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top