Hồi sinh cho bệnh nhân Covid-19 từng ngừng tim

Bệnh viện Đa khoa Sadec, Đồng Tháp, vừa làm thủ tục xuất viện cho 1 bệnh nhân Covid-19 đặc biệt nặng. Bệnh nhân đã từng ngừng tim hơn 30 phút...

Cứu bệnh nhân Covid-19... chạy đua với tử thần

ThS.BS Nguyễn Đình Quân, Trưởng đoàn Bệnh viện Lão khoa Trung ương tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp) cho biết, ngày 6/8 bệnh nhân 62 tuổi này vào viện trong tình trạng khó thở, SpO2 là 75%, thở nhanh, sốt cao liên tục. Bệnh nhân được test nhanh dương tính sau đó được khẳng định bằng RT-PCR.

Phần lớn những bệnh nhân Covid-19 ngừng tim dù có được cấp cứu thành công cùng không qua khỏi.
Phần lớn những bệnh nhân Covid-19 ngừng tim dù có được cấp cứu thành công cùng không qua khỏi.

Bệnh nhân Nguyễn Thị T.H. mắc Covid-19 nặng dẫn tới suy hô hấp trên nền bệnh lý suy tim, đái tháo đường týp 2, ngay lập tức được thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC). Những ngày đầu, bệnh nhân đáp ứng khá tốt với thở oxy dòng cao qua mũi. Tuy nhiên tới ngày thứ 7 bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nặng, khó thở tăng lên, ho, đau ngực, sốt tăng trở lại, bệnh nhân cảm thấy mệt nhiều hơn, đặc biệt khó thở mỗi khi ăn uống.

Tình trạng bệnh nhân tiếp tục xấu đi mỗi ngày, tới ngày thứ 9 bệnh nhân khó thở nhiều, mặc dù trước đó các bác sĩ đã cho thở oxy dòng cao với liều tối đa kết hợp nằm sấp, tuy nhiên tình trạng bệnh nhân không cải thiện. Tối cùng ngày (14/8) bệnh nhân suy hô hấp được các bác sĩ đặt ống nội khí quản và phải thở máy thở.

theo-doi-bn-covid(1).jpg
Bệnh nhân Nguyễn Thị T.H. mắc Covid-19 nặng dẫn tới suy hô hấp trên nền bệnh lý suy tim, đái tháo đường týp 2.

TS.BS Nguyễn Trần Thủy, Trưởng đoàn Bệnh viện E đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ thêm: “Ngày 15/8 (ngày thứ 10 của bệnh) tình trạng bệnh nhân rơi vào giai đoạn nguy kịch nhất. Bệnh nhân đột ngột ngừng tim. Các bác sĩ, điều dưỡng đã tiến hành cấp cứu liên tục, gần 30 phút, tim đã đập trở lại. Đây là khoảnh khắc mà bất kỳ bác sĩ, điều dưỡng nào cũng cảm thấy tuyệt vời, thở phào nhẹ nhõm”.

Theo TS.BS Nguyễn Trần Thủy, sau khi cấp cứu ngừng tim thành công, bệnh nhân đã được áp dụng nhiều phương pháp hồi sức tích cực chuyên sâu trong vòng 1 tuần gồm: Thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục, theo dõi huyết áp động mạch kết hợp với kháng sinh, kháng viêm, chống đông và dinh dưỡng tích cực.

Bệnh nhân Covid-19 hồi phục dần, hỗ trợ thở bằng máy tạo oxy dòng cao qua mũi và theo dõi sát toàn trạng.
Bệnh nhân Covid-19 hồi phục dần, hỗ trợ thở bằng máy tạo oxy dòng cao qua mũi và theo dõi sát toàn trạng.

Ngày 20/8, sau 6 ngày hồi sức tích cực bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại, được cai máy thở và rút nội khí quản. Bệnh nhân tiếp tục được hỗ trợ thở bằng máy tạo oxy dòng cao qua mũi và theo dõi sát toàn trạng. Đây cũng là lúc bệnh nhân nhận được kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu tiên.

Ngày 23/8 bệnh nhân đỡ khó thở, không sốt, bệnh nhân được chuyển thở oxy mask. Bệnh nhân dần chuyển thở oxy kính sau đó bỏ oxy, bệnh nhân cũng nhận được kết quả PCR âm tính lần 2 và chuyển khu nhẹ. Bên cạnh chỉ định dùng thuốc nghiêm ngặt cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp, các bác sĩ ở đây còn giúp bệnh nhân tập phục hồi chức năng, học thở… Ngày 1/9, bệnh nhân chuẩn bị ra viện sau khi âm tính lần 3.

Bệnh nhân H. ngày càng tốt lên g iúp các bác sĩ thêm động lực tiếp tục chiến đấu.
Bệnh nhân H. ngày càng tốt lên giúp các bác sĩ thêm động lực tiếp tục chiến đấu.

“Chúng tôi may mắn khi trong đoàn Bệnh viện Lão khoa Trung ương có một bác sĩ về phục hồi chức năng nhiều kinh nghiệm, đã cùng các kỹ thuật viên phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc tích cực tập phục hồi chức năng ngay từ những ngày bệnh nhân bắt đầu tỉnh lại”, TS.BS Nguyễn Trần Thủy cho biết.

Hạnh phúc khi cấp cứu thành công bệnh nhân Covid-19 ngưng tim

Theo các bác sĩ ở đây, phần lớn những bệnh nhân Covid-19 trước đây ngừng tim dù có cấp cứu thành công, đều không qua khỏi. Các y bác sĩ còn rất nhiều gian nan để có thể cứu sống được người bệnh. Thế nên, bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện là một niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Mỗi một bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và ra viện là một niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với lực lượng y bác sĩ nơi tuyến đầu.
Mỗi một bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và ra viện là một niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với lực lượng y bác sĩ nơi tuyến đầu.

Bởi, đây là ca bệnh đầu tiên rút nội khí quản thành công tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Đặc biệt bệnh nhân đã có lúc ngừng tim, tưởng chừng vô phương cứu chữa ở những người bệnh không may nhiễm SARS-CoV-2.

“Khi bệnh nhân ổn định chúng tôi tiến hành chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để đánh giá tình trạng phổi. Kết quả cho thấy phổi xơ hóa rất nhiều, đây là hậu quả khủng khiếp của Covid-19 gây ra. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân còn phải chịu nhiều tác động lên sức khỏe dù có xuất viện trở về cuộc sống hằng ngày. Bệnh nhân đã được các bác sĩ phục hồi chức năng hướng dẫn thở”, ThS.BS Nguyễn Đình Quân cho biết.

Hiện tại, Khoa Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc đang có gần 40 bệnh nhân Covid-19 nặng, trong đó hơn 50% thở máy với chế độ chăm sóc cấp 1, thở máy, lọc máu, điều trị rất tích cực.

TS.BS Nguyễn Trần Thủy (Trưởng đoàn Bệnh viện E đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp)

Ngày bệnh nhân Covid-19 đầu tiên từng ngừng tim chuẩn bị xuất viện tại Đồng Tháp.
Ngày bệnh nhân Covid-19 đầu tiên từng ngừng tim chuẩn bị xuất viện tại Đồng Tháp.

“Hằng ngày chúng tôi chăm sóc rất nhiều bệnh nhân nguy kịch, đa phần là người cao tuổi, nhiều bệnh nền phức tạp. Cũng có một số ít bệnh nhân trẻ tuổi nhưng bệnh cũng diễn biến nghiêm trọng. Không ít bệnh nhân đã không may mắn.

Chúng tôi day dứt bởi những mảnh đời bất hạnh đã ra đi. Không ít đồng nghiệp của chúng tôi đã bật khóc, thậm trí ám ảnh bởi những gì xảy ra trước mắt. Chúng tôi lại nhìn thấy những tiến triển ngày càng tốt lên của bệnh nhân H để có thêm động lực tiếp tục chiến đấu giành lại sự sống cho những bệnh nhân khác”, TS.BS Nguyễn Trần Thủy bộc bạch

ThS Nguyễn Đình Quân, Trưởng đoàn Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ: “Chúng tôi không phân biệt bệnh viện nào, tất cả đều là y bác sĩ cùng chung một đích đến đó là giành giật sự sống cho người bệnh”.

Không giống với điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh phổi khác trong lĩnh vực lão khoa, bệnh nhân Covid-19 khác rất nhiều. Đây là một bệnh mới xuất hiện, hiểu biết của con người về bệnh còn hạn chế. Thứ hai, biến chủng Delta có sức lây lan rất nhanh và tỷ lệ tử vong cao là một thách thức rất lớn với bất kỳ bác sĩ nào.

Theo Đời sống
back to top