Hội chứng thận hư lại tưởng con bụ bẫm

(khoahocdoisong.vn) - Suy thận cấp diễn ra trong thời gian ngắn, có thể hồi phục và trở lại bình thường nếu điều trị  đúng và kịp thời. Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị triệt để, hoặc bỏ dở việc điều trị, dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc… khiến chức năng của thận suy giảm dần, dẫn đến suy thận mạn tính.

Bé Đ.T.A. (5 tuổi, Sơn La), sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nên lúc 3 tuổi thấy mặt bé phúng phính, bố mẹ rất tự hào vì nghĩ bé bụ bẫm. Nhưng sau đó, thấy con mặt ngày càng to, mắt sưng nề, bụng to... gia đình mới đưa đi khám thì phát hiện bé bị hội chứng thận hư tiên phát cần phải theo dõi và điều trị lâu dài.

Lời bàn: Theo TS.BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng Khoa thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi T.Ư, suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột. Nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp bao gồm: Ngạt nặng sau đẻ, nhiễm trùng huyết, một số bệnh lý cầu thận như viêm cầu thận cấp, viêm thận lupus, hoặc một số bất thường đường tiết niệu...

Suy thận cấp diễn ra trong thời gian ngắn, có thể hồi phục và trở lại bình thường nếu điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị triệt để, hoặc bỏ dở việc điều trị, dùng thuốc Nam, thuốc Bắc không rõ nguồn gốc… khiến chức năng của thận suy giảm dần, dẫn đến suy thận mạn tính.

Tại Bệnh viện Nhi T.Ư đang theo dõi và điều trị cho hơn 60 trẻ bị suy thận mãn giai đoạn cuối, trong đó có 15 trẻ phải chạy thận nhân tạo còn lại là lọc màng bụng. Tất cả đều đang chờ để được ghép thận.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường: Tiểu tiện bất thường, phù mặt, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, run chân tay... cần cho trẻ đi khám ngay.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top