Hội chứng đường hầm cổ tay

Vùng cổ tay, phía trước có các gân gấp chung nông, gân gấp chung sâu các ngón tay và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ.

Bao bọc hai gân gấp các ngón tay là hai bao hoạt dịch, nằm ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi các bao hoạt dịch trong đường hầm bị viêm sẽ làm bóp nghẹt dây thần kinh giữa gây ra hội chứng đường hầm cổ tay.

Cẩn trọng khi mắc hội chứng đường hầm cổ tay

Triệu chứng của người bệnh khi mắc hội chứng đường hầm cổ tay là tê và đau buốt ở đầu các ngón tay 1, 2 và 3, tê và đau bàn tay. Đau tăng về đêm và khi nắm duỗi bàn tay. Có thể thấy vùng cổ tay bệnh nhân hơi sưng, nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn thấy cổ tay bình thường. Cảm giác nông các ngón tay 1, 2 và 3 giảm rõ.

Nếu bị kéo dài có thể thấy teo cơ vùng  mô cái. Một số nghiệm pháp chẩn đoán: Duỗi bàn tay hết sức, dùng búa phản xạ gõ nhẹ vào mặt trước cổ tay. Bệnh nhân thấy tê và đau lan xuống ngón 1,2 và 3. Dùng dây cao su garo phía trên cổ tay, sau thời gian ngắn thấy tê, đau các ngón 1, 2 và 3. Người bệnh cần được điều trị tích cực bằng phương pháp phục hồi chức năng thì bệnh sẽ sớm bình phục.

PGS.TS Hà Kiệm, Bệnh viện 103

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top