Học sinh phải vào đại học mới được tiếp cận lĩnh vực kiến trúc?

Học sinh có cần phải chờ tới khi vào đại học mới được tiếp cận với các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kiến trúc?
kien-truc.jpg
Năm 2015, chương trình “Arquitectura Para Niños” (Kiến trúc cho trẻ em), sáng kiến giáo dục của một dự án địa phương, đã lần đầu tiên tổ chức khóa học kiến trúc dành cho các học sinh lớp 4 của trường tiểu học Ceip Praza de Barcelos ở Galicia, Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Taller Abierto

Cơ hội tiếp cận sớm lĩnh vực kiến trúc cho học sinh cấp THPT

Kiến trúc dường như là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong thời kỳ xã hội phát triển như ngày nay. Có lẽ vì thế mà số lượng các thí sinh dự thi vào các trường kiến trúc đang ngày càng gia tăng. Thế nhưng, trong thực tế, nhiều công việc mà chỉ sau khi nhiều bạn học sinh được học hay có những trải nghiệm cụ thể mới biết được mình có thích hợp với nó hay không. Cũng không ít bạn học sinh khi nhận ra không phù hợp với ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi đã có cảm giác thất vọng và hối hận.

Hơn nữa, hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kiến trúc rất đa dạng, bao gồm nhiều chuyên ngành như thiết kế nội thất, thiết kế công trình đến quy hoạch đô thị, quy hoạch bảo tồn kiến trúc… Vậy nếu bạn yêu thích “kiến trúc” thì lựa chọn công việc nào phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

Sau nhiều năm giảng dạy đại học, chúng tôi nhận thấy một thực tế nhiều bạn học sinh có những ngộ nhận nhất định về định hướng nghề nghiệp. Không ít học sinh đăng ký nguyện vọng hay có ý định thi vào các trường có chuyên ngành kiến trúc nhưng lại không biết nhiều về ngành này, từ kiến thức, kỹ năng được học ở trường cho đến công việc sau khi tốt nghiệp. Điều này dẫn tới tâm lý chán nản trong quá trình học đại học, thậm chí là bỏ học, hoặc sau khi tốt nghiệp thì chuyển sang ngành nghề khác...

Vì vậy, việc tạo điều kiện cho các bạn học sinh sớm tiếp cận với các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kiến trúc và định hướng nghề nghiệp liên quan đến chuyên ngành này là điều rất cần thiết, để các em có thể sớm xác định được phần nào con đường sự nghiệp của mình trong tương lai, phù hợp với tính cách cũng như năng lực của bản thân.

Ở nhiều nước trên thế giới, các bạn học sinh được tiếp cận với “kiến trúc” theo nhiều hình thức, mức độ khác nhau từ rất sớm, ngay trong cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở (THCS). Đối với các bạn học sinh không có ham thích và nguyện vọng trở thành Kiến trúc sư trong tương lai thì việc hiểu về kiến trúc, cũng chính là hiểu về môi trường sống thứ 2 (sau môi trường tự nhiên) là điều cần thiết. Điều này giúp các em chủ động hơn trong việc kiến tạo, trang trí, giải quyết các vấn đề liên quan tới không gian sinh hoạt của chính mình, cũng như biết, hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của các công trình kiến trúc.

kien-truc-1.png
Sản phẩm thực hành từ vật liệu sẵn có trong nội dung Kiến trúc, môn Mỹ thuật 10. Ảnh: Trang Thanh

Lần đầu tiên Mthuật sẽ là một nội dung giáo dục ở cấp THPT

Đáp ứng theo yêu cầu của thực tiễn, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã có sự đổi mới căn bản và toàn diện, trong đó có nội dung giáo dục.

Môn học Mỹ thuật cấp Trung học phổ thông (THPT) bao gồm 10 nội dung giáo dục và 1 chuyên đề học tập, trong đó có bốn nội dung mĩ thuật: Hội hoạ; Đồ hoạ (tranh in); Điêu khắc; Lí luận và Lịch sử nghệ thuật được học sinh tiếp cận, làm quen từ cấp Tiểu học cho đến cấp THPT. Học sinh cũng được làm quen với ba nội dung liên quan tới mĩ thuật ứng dụng: Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang từ cấp THCS.

Như vậy, ở cấp THPT có 3 học phần mới đó là: Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh; Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện và Kiến trúc. Mục tiêu môn Mỹ thuật cấp THPT, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực mỹ thuật đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản; tăng cường hiểu biết về kiến thức mỹ thuật trong các lĩnh vực ngành nghề có liên quan, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu nghệ thuật, giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội.

Nội dung Kiến trúc trong môn Mỹ thuật được biên soạn đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các kiến thức đưa vào sách có tính phổ thông, nhằm định hướng cho các hoạt động hình thành năng lực quan sát, nhận thức, sáng tạo, ứng dụng, phân tích, đánh giá thẩm mỹ, cũng như phù hợp với khả năng tổ chức trong thực tiễn nhà trường ở các vùng, miền trên cả nước, theo các mức độ thực hiện sản phẩm thực hành khác nhau (đại trà – phân hóa – năng khiếu).

Theo đó, ở lớp 10, học sinh sẽ được tiếp cận với các kiến thức liên quan đến công trình kiến trúc. Lớp 11, học sinh sẽ được làm quen với các kiến thức về nội thất và vấn đề bảo tồn di sản kiến trúc sẽ được học sinh học trong lớp 12. Qua đó học sinh hiểu được ý nghĩa và vai trò của nghệ thuật kiến trúc trong cuộc sống, những công việc liên quan để từ đó hình thành sự yêu thích, quan tâm, hứng thú đối với lĩnh vực này.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top