Học sinh đến trường: An toàn phải đặt hàng đầu

(khoahocdoisong.vn) - Nếu không có gì thay đổi, ngày 2/3, học sinh sẽ quay trở lại trường. Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên và phụ huynh, sự an toàn của con trẻ phải đặt lên hàng đầu.

Ngành Giáo dục chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện mắc Covid-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM tối 25/2, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, qua nghiên cứu hơn 70 nghìn ca nhiễm Covid hiện nay, tỷ lệ trẻ từ 1 - 10 tuổi nhiễm bệnh đến nay chiếm 1%, từ 10 - 20 tuổi chiếm 2%, thống kê chung là dưới 2% nhưng tất cả đều nhẹ.

Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, học sinh đến trường sẽ an toàn hơn ở nhà. Ảnh: Lê Quân.

Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, học sinh đến trường sẽ an toàn hơn ở nhà. Ảnh: Lê Quân.

Trong số các ca lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 ngoài Trung Quốc, hai trường hợp học sinh ở Nhật Bản mắc bệnh nhưng không phải từ môi trường trường học.

Ông Lân cho rằng, để quyết định học sinh có tiếp tục nghỉ học hay không phải đánh giá tình hình dịch tễ. Trường học dù đông đúc học sinh nhưng hiện nay, hệ thống giám sát và các biện pháp tập huấn, phòng ngừa dịch bệnh khá bài bản và đầy đủ. Trong khi đó, đa số người lớn được phát hiện nhiễm dịch bệnh này là do có sự giao lưu đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. 

Tại hội nghị trực tuyến với phòng GD&ĐT các quận, huyện để bàn giải pháp cho học sinh trở lại trường an toàn sau đợt nghỉ dài phòng dịch Covid-19,  ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đến ngày 25/2, theo thống kê, toàn thành phố có 2 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 67 trẻ mầm non và học sinh đã đến và đi từ vùng có dịch (Trung Quốc); 7 cán bộ, giáo viên và 130 học sinh mang quốc tịch Trung Quốc đang làm việc và học tập tại các trường học... Trong toàn ngành chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện mắc Covid-19.

Để chuẩn bị các điều kiện đón học sinh quay lại trường học, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các đơn vị, các nhà trường tiếp tục thực hiện nắm tình hình sức khoẻ học sinh và cán bộ giáo viên. Tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn đảm bảo đầy đủ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

Các phòng học có nhiệt kế điện tử hoặc đo tay, có bảng theo dõi nhiệt độ học sinh 2 lần/ngày. Nhà trường tổ chức học sinh chào cờ trong lớp học để đề phòng dịch. Bố trí lệch giờ tan trường và giờ ăn bán trú để không tập trung mật độ học sinh quá cao.

Trước ngày 28/2, các đơn vị tập huấn về công tác phòng chống dịch Covid-19 trước khi học sinh trở lại trường học.

Trong các ngày 29/2 và 1/3/2020, các trường học trên địa bàn Hà Nội sẽ tiếp tục tiến hành khử khuẩn, vệ sinh môi trường lần thứ 5.

Nếu không có gì thay đổi, ngày 2/3, học sinh sẽ quay trở lại trường.

Sự an toàn phải đặt lên hàng đầu

ThS Đặng Liễu, giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội chia sẻ, cô không an tâm nếu cho học sinh, đặc biệt là học sinh cấp tiểu học, mầm non  quay trở lại trường học vào ngày 2/3.

Lý do là vì, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trong môi trường của trường học, các em ăn, ngủ, tiếp xúc gần với nhau, chỉ cần một em bị bệnh, thì sẽ lây nhiễm rất nhanh, do ý thức phòng bệnh của các em chưa cao.

Trong khi đó, trong đợt nghỉ học vừa rồi, nhiều em về quê, đi du lịch, rất khó kiểm soát thực sự các em có khỏe mạnh, không mang mầm bệnh hay không.

“Giả sử, nếu vào ngày 2/3, Hà Nội quyết định cho tất cả học sinh đi học thì tôi cũng vẫn cho hai con đang học tiểu học nghỉ. Tôi cho các cháu nghỉ ít nhất là hai tuần, sau đó, tùy tình hình dịch bệnh sẽ quyết định tiếp”, cô Liễu nói.

Chia sẻ với phóng viên KH&ĐS, rất nhiều phụ huynh có con học cấp mẫu giáo, tiểu học đều mong muốn cho học sinh tiếp tục nghỉ thêm, chưa đi học vào ngày 2/3.

Chị Lan Phương (có con học lớp 2b, trường Tiểu học Đại Mỗ và một bé học mầm non) cho biết, chị sẽ tiếp tục cho con nghỉ học. Gia đình chị phải gửi các cháu cho ông bà trông, việc học bị gián đoạn, nhưng với chị, sự an toàn của con trẻ vẫn đặt lên hàng đầu.

“Con nghỉ học, tôi sẽ bớt lo lắng về sự lây nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên, lại có một nỗi lo khác, đó là con sẽ không theo kịp kiến thức so với các bạn khi đi học lại. Cho nên, tôi vẫn muốn có một quyết định nghỉ chung cho các học sinh, tránh để các gia đình tự quyết”, chị Phương nói.

Suy nghĩ của chị Lan Phương cũng là tâm tư chung của nhiều phụ huynh học sinh khác.

Sở GD&ĐT TPHCM lên phương án, nếu đi học lại vào tháng 3, học sinh khối 9, 12 sẽ đi học trước từ ngày 2/3, học một buổi, không tổ chức bán trú. Hai tuần sau, ngày 16/3, theo lộ trình, các lớp khối khác sẽ tiếp tục đến trường và tùy tình hình thực tế. 

Tuy nhiên, đây là phương án dự phòng để thành phố chủ động, chứ chưa phải là phương án cuối cùng được chốt. TPHCM vẫn chờ quyết định từ Chính phủ. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đ‌ề nghị các địa phương xem xét, quyết định cho học sin‌h, sin‌h viên đi học trở lại từ 2/3 để đảm bảo thời gian kết thúc năm học.

“Dịc‌h diễn biến rất phức tạp nhưng không thể ngồi chờ đến khi nào hết dịc‌h thì học sin‌h mới đi học lại”, ông Nhạ khẳng định.

Theo Đời sống
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

“Điều chúng tôi muốn hỗ trợ sinh viên là trong quá trình đó các em học được kỹ năng, tư duy khởi nghiệp và trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, điều mà các em có thể áp dụng ở mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong đời sống hàng ngày và cả sự nghiệp sau này”, TS Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, Trường Đại học VinUni chia sẻ.
back to top