Hoảng sợ vì vắt cắn khi đi rừng

i chơi về, chị Thảo hoảng loạn phát khóc vì sợ vắt cắn. Dù kiểm tra kỹ toàn thân mà mấy hôm sau chị vẫn còn mệt mỏi, sợ hãi vì vắt.

Ngày nghỉ lễ, cả phòng làm việc của chị Phan Thúy Thảo (Hà Nội) rủ nhau đi tham quan rừng Quốc gia Ba Vì. Có lúc phải qua một con dốc, cây cỏ mọc um tùm. Buổi sáng, sương phủ dầy đặc, cả đoàn leo núi rất hăng hái, riêng chị H. cứ lẹt đẹt theo sau vì chị mặc váy dài lòe xòe, vừa đi vừa ôm váy.

Lên tới nơi chị Thảo sợ ngất xỉu vì hai chân bị vắt bám đầy. Chị hoảng loạn phát khóc vì không biết vắt có chui vào trong người không. Về nhà tắm, kiểm tra bôi thuốc cả người mà vài hôm sau chị vẫn còn mệt mỏi, sợ hãi. Tất cả cũng chỉ vì cái váy dài không phù hợp cho việc đi rừng.

Lời bàn: BS Lê Văn Lễ, Trung tâm bác sĩ gia đình, Bệnh viện Hưng Việt cho biết, vắt cắn không đau, sợ nhất là lúc phát hiện ra, rồi phải sờ vào nó gỡ ra, nhưng vết cắn cứ rỉ máu không ngừng, rất khó chịu. Trong miệng vắt có chất hirudin làm cho máu không đông, máu chảy không cầm được.

Rút kinh nghiệm chị Thảo, khi đi rừng, leo núi phải mặc quần áo gọn gàng, kín, mang theo một ít bông băng. Khi bị vắt cắn, dịt lông cu li, vitamin K là cầm được máu ngay. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể lấy lá cây nhọ nồi, cây chó đẻ, lá nón đắp vào vết vắt cắn cũng cầm được máu.

HL (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top