Hoá trị và những nỗi đau khó nói thành lời

Hóa trị đối với bệnh nhân ung thư là nỗi đau, là một cửa ải vô cùng khó khăn nhưng đó gần như là lựa chọn duy nhất mà những ai đang mang trong mình căn bệnh quái ác này phải trải qua để giành lại sự sống.

Bệnh nhân ung thư gặp nhiều nỗi đau, tác dụng phụ trong quá trình hóa trị

Nỗi ám ảnh mang tên “hóa xạ trị”

Nôn, buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, nhiễm trùng… là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi nhắc đến hai chữ “hóa trị”. Điều trị ung thư giống như buộc phải đi vào một đường hầm đầy những khúc cua và ngõ cụt, nhiều chông gai, vất vả, càng đi càng khó khăn nhưng chúng ta không thể dừng lại, bởi chỉ có bước tiếp mới có cơ hội đến được ánh sáng phía cuối con đường.

Hóa chất tàn phá hệ miễn dịch, khiến cơ thể bệnh nhân luôn trong tình trạng viêm nhiễm, sốt cao 38 – 39 độ, thậm chí rét run bần bật giữa cái nắng hè oi ả.

Rồi hệ tiêu hóa cũng không tránh khỏi liên lụy. Những dòng hóa chất đi qua tàn phá luôn lớp niêm mạc ruột, dạ dày bị kích ứng, xuất huyết, mồm miệng lở loét. Có những bệnh nhân nôn thốc nôn tháo toàn dịch đen, cứ ăn vào lại nôn ra ngay sau lần hóa trị đầu tiên. Có người mấy ngày trời không được miếng cơm nào vào bụng, người lả đi vì mệt, thậm chí hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Bản chất hóa trị là sử dụng thuốc gây độc lên những tế bào sinh sản nhanh như ung thư. Nhưng thật không may, chính vì vậy mà tế bào máu cũng vào tầm ngắm của các loại hóa chất dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư sau hóa trị. Những lần kích tủy xương tạo máu khiến bệnh nhân ung thư đau đớn. Người ta vẫn thường ví cái đau tột độ là cái đau đến tận xương tủy, đó chính là cái cảm giác mà bệnh nhân ung thư phải trải qua.

Không chỉ là những cơn đau bất tận về thể xác mà hóa chất còn tra tấn bệnh nhân cả mặt tinh thần. Suốt cả tháng trời mất ngủ triền miên, cả ngày ngủ gà ngủ gật, đêm đến không thể chợp mắt dù cơ thể đã mệt mỏi rã rời.

Nữ tiến sĩ trăn trở xoa dịu nỗi đau ung thư

Với quyết tâm chế tạo sản phẩm thương hiệu Việt từ nguồn thảo dược trong nước để giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ nỗi đau cho bệnh nhân ung thư, TS Hà Phương Thư đã quyết định về nước sau nhiều năm nghiên cứu tại tại Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Trung tâm Năng lượng nguyên tử CEA (Pháp).

TS Hà Phương Thư tâm sự: “Tôi có một người bạn thân đang độ tuổi đẹp nhất, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc, rồi bỗng nhiên nhận tin dữ ung thư vú di căn xương. Tôi đã thấy không biết bao nhiêu giọt nước mắt, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của bạn, thậm chí của cả gia đình trên con đường giành giật lại sự sống từ tay tử thần đầy gian truân. Thế rồi tôi luôn tự hỏi mình phải làm gì từ công nghệ nano, làm gì để mang lại sức khỏe cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư đang khao khát sống như bạn tôi?”

Những câu hỏi đó đã thôi thúc nữ tiến sỹ trẻ tìm tòi, nghiên cứu để chế tạo thành công phức hệ nano FGC, sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam, bao gồm ba hoạt chất Curcumin tách chiết từ nghệ vàng, Fucoidan từ rong biển và NotoGinseng từ tam thất, đều là những chất giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, giảm các tác dụng phụ của hóa xạ trị.

TS Hà Phương Thư tại Viện Khoa học vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Theo TS.Hà Phương Thư, lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất thấp. Do đó, việc sử dụng phức hệ nano FGC sẽ mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ Curcumin, Fucoidan và tam thất thường.

Bước đầu, phức hệ nano FGC được chuyển giao thành sản phẩm CumarGold Kare, được thử nghiệm tại Học Viện Quân y trên chuột được nuôi cấy tế bào ung thư người, cho thấy CumarGold Kare có tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỉ lệ sống sót và tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu so với nhóm chuột chứng.

TS Hà Phương Thư chia sẻ: “Sau tròn 10 năm dồn hết tâm huyết và sự kỳ vọng, tôi cũng nhìn thấy những thành quả của mình được đền đáp xứng đáng. Hy vọng CumarGold Kare sẽ là món quà sức khỏe ý nghĩa để chung tay cùng cộng đồng xoa dịu nỗi đau ung thư “  

Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1796, hotline 0915.001.796

hoặc truy cập website cumargoldkare.vn

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top