Hóa trang Halloween, bé 4 tuổi bỏng rộp da mặt

(khoahocdoisong.vn) - Hàng năm, cứ đến dịp Halloween, Bệnh viện Da liễu TP.HCM lại tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị viêm da tiếp xúc do sử dụng các sản phẩm hóa trang không rõ nguồn gốc, kém chất lượng có chứa nhiều chì, phẩm màu, thuốc nhuộm có thể gây mụn, mẩn ngứa, dị ứng da…
Da mặt bé phồng rộp sau khi đeo mặt nạ hóa trang

Da mặt bé phồng rộp sau khi đeo mặt nạ hóa trang

Bệnh nhân T.V.T 4 tuổi (trú tại TP.HCM), đến khám trong tình trạng da mặt bị bỏng rộp. Nguyên nhân là do trước đó gia đình có mua mặt nạ siêu nhân để bé chơi Halloween. Sau đeo khoảng 30 phút, da mặt bé bắt đầu có dấu hiệu đỏ, ngứa, rát...

BS Lư Huỳnh Thanh Thảo –Khoa Thẩm mỹ da – Bệnh viện Da liễu TPHCM cho biết, các sản phẩm hóa trang Halloween có chứa nhiều chất bảo quản, nhiều chì, phẩm màu, thuốc nhuộm nên thường có độ bám, độ bền cao…Khi sử dụng lên da, nó gây bít lỗ chân lông, gây mụn, viêm da tiếp xúc dị ứng, phát ban, tổn thương da.

Hạn chế hóa trang lên mặt trẻ. Ảnh minh họa

Hạn chế hóa trang lên mặt trẻ. Ảnh minh họa

BS Thanh Thảo khuyến cáo hạn chế hóa trang lên mặt trẻ nhỏ, trong trường hợp thích hóa trang thì nên tạo điểm nhấn với những chấm nhỏ, hạn chế diện tích hóa trang thay vì hóa trang cả khuôn mặt.

Để bảo vệ da, trước khi hóa trang cần thử sản phẩm lên các vùng da nhỏ để xem phản ứng trước khi dùng toàn bộ mặt. Thoa một lớp kem dưỡng ẩm trước khi hóa trang để bảo vệ da bé. Nên sử dụng các chất trang điểm không có mùi thơm, chất bảo quản, thuốc nhuộm màu…Tránh trang điểm xung quanh các vùng da nhạy cảm như mắt, môi. Sau hóa trang, cần tẩy trang bằng các sản phẩm dịu nhẹ phù hợp với da.

Với các loại mặt nạ, cần làm sạch mặt nạ trước khi đeo. Những mặt nạ hóa trang chưa được kiểm định chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể gây hại đến sức khỏe. Đối với những bé có bệnh lý như hen suyễn, viêm da cơ địa cần tránh không đeo mặt nạ vì nó có thể làm bộc phát cơn hen suyễn.

Các sản phẩm có chứa nicken và coban (được thêm vào  trong các trang phục thắt lưng, đũa phép, dây kéo, nút, khuyên tai hay thanh kiếm giả), khi sử dụng sẽ gây tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng. Để bảo vệ trẻ, phụ huynh nên lót 1 lớp vải giữa da và các phụ kiện trên hoặc loại bỏ chúng nếu có chọn lựa khác. Tóc giả có thể sử dụng nhưng cần lót bện bên trong để tránh tóc cọ vào trong vùng cổ hay vùng da để hở.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top