Hoa ngọc lan chữa đau bụng kinh

(khoahocdoisong.vn) - Hoa ngọc lan chứa rất nhiều tinh dầu, vỏ thân và rễ chứa các Alcaloid như ushinsumin, salicifolin, michelabin… nên các bộ phần đều có thể dùng chữa bệnh.

Hoa ngọc lan (trắng) không chỉ tạo vẻ đẹp và hương thơm, trong các đình chùa, công viên, đường phố, mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, hoa ngọc lan hoa trắng hay ngọc lan ta chứa rất nhiều tinh dầu (0,24%) với 24 thành phần như Me α-metylbutyrat, linalool, metyleugenol… Lá tươi cũng chứa tinh dầu (0,7%), alkaloid và hợp chất phenol. Vỏ thân và rễ chứa các Alcaloid như ushinsumin, salicifolin, michelabin… nên các bộ phận đều có thể dùng chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, hoa, lá, rễ ngọc lan có vị đắng, cay, hơi ấm, có tác dụng chống ho làm long đờm, lợi tiểu, làm phấn chấn, trấn kinh, khu phong, kiện vị, giáng áp, giải độc. Dùng chữa các chứng ho, đầy hơi, buồn nôn, sốt, bí tiểu tiện, cao huyết áp...

Chữa lợi tiểu tiện: Hoa ngọc lan 30g, mật ong 40g, cho 2 thứ vào hấp cách thủy trong 20 – 30 phút để ăn. Bài thuốc này có tác dụng trị ho trừ đờm, lợi tiểu tiện.

Chữa vô sinh: Dùng 10g hoa ngọc lan chưa nở sắc uống thay trà, uống vào buổi sớm. Cứ 30 ngày một liệu trình, có thể cải thiện thống kinh và vô sinh nữ.

Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ: Hoa ngọc lan 20g, ý dĩ nhân 30g, hạt đậu ván trắng 30g, hạt mã đề 5g sắc uống trong ngày.

Kinh nguyệt không đều: Lấy 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top