Hoa ban trị các bệnh về tiêu hóa

(khoahocdoisong.vn) - Tháng 2 - 3 là mùa hoa ban nở rộ. Không chỉ là một loài hoa đẹp, mà từ thân, lá, cành của cây hoa ban đều có thể chế thành vị thuốc trị bệnh đường tiêu hóa.

Theo Đông y, hoa ban có vị nhạt, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, kiện tỳ, tán thấp. Lá ban có vị nhạt, tính bình, có công dụng nhuận phế, chỉ khái, hoãn tả được sử dụng để trị ho, tiểu tiện bí, tiêu chảy. Vỏ cây ban có vị chát, đắng nhẹ, tính bình có công dụng kiện tỳ, tán thấp. Rễ hoa ban chỉ huyết, kiện tỳ có công dụng trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trĩ khiến đi ngoài ra máu.

Có thể sử dụng các bài thuốc từ cây hoa ban cho các bệnh về đường ruột như sau:

Trị tiêu chảy: Vỏ thân phối hợp với búp ổi, vỏ tươi cây vối rừng, đồng lượng, giã nát, vắt lấy dịch, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày 4-5 lần, cách nhau 3- 4 giờ.

Trị giun đũa: Nước ép vỏ tươi, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, ngày 1 lần, uống 4 ngày liên tục.

Chữa đau bụng, lỵ và tiêu chảy: Lấy nụ hoa phơi khô trong bóng râm hoặc lấy hoa tươi đun  sôi 5-7 phút, uống trước bữa ăn, mỗi sáng uống 1 lần, liên tục trong 1 tuần.

Trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trĩ đi ngoài ra máu: Dùng rễ hoa ban. Rễ hoa ban có vị hơi chát, mát có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ... Trước khi dùng, đem rễ rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Sắc uống.

Lương y Nguyễn Đức (Hội Đông y TP Hà Nội)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top