Hỗ trợ điều trị chứng đau nhức gân, xương

au nhức xương khớp là một trong chứng bệnh nhiều người mắc phải, đặc biệt giai đoạn tuổi trung niên trở ra. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng đau nhức gân, xương có thể tham khảo.

Thuốc Nam điều trị tốt bệnh xương khớp

* Bài 1: cây xoan gai, quán chúng, dây đau xương, rễ trinh nữ, rễ tầm xuân, cây mỏ quạ. Tác dụng trục phong trừ thấp, tiêu viêm chỉ thống, hoạt huyết thư cân, mạnh gân xương, thanh nhiệt giải độc, sát trùng.

Chủ trị chữa phong tê thấp, nhức mỏi gân xương. Tất cả các vị thuốc thái mỏng phơi khô, sao vàng hạ thổ, cho vào siêu sắc 2 lần. Mỗi lần sắc đổ vào 400ml nước, sắc cạn lấy 100ml, trộn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. Mỗi đợt điều trị 7-10 thang.

Kiêng kỵ tôm cua, thịt bò, thịt trâu.

*Bài 2: Độc lực, gối hạc, cốt khí, ba gạc, dây chìu, rễ gấc, cà gai leo, lá lốt, bưởi bung, lá cà phê. Tác dụng tán phong thấp, thư vân hoạt huyết, an thần, chỉ thống, tiêu viêm tán ứ, sát trùng tiêu độc, lợi tiểu.

Chủ trì phong thấp, đau lưng mỏi gối, đau nhức gân xương, tê bại, lở ngứa ngoài da, ban độc. Các vị thuốc cho vào siêu sắc 2 lần. Mỗi lần sắc đổ vào 500ml nước, sắc cạn lấy 100ml, trộn nước sắc lần 1 với lần 2, chia uống 2 lần trong ngày.

Mỗi ngày uống 1 thang, mỗi đợt uống 7-10 thang. Kiêng kỵ, người có thai không dùng, kiêng ăn cua, ốc, ếch, cà, măng chua.

*Bài 3: Củ cốt khí, rễ cỏ xước, rễ thân cây bấn đỏ, rễ đắc đốm, rễ thân cây bấn trắng, rễ xấu hổ, hy thiêm. Tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc tiêu viêm, thư cân hoạt huyết, chỉ thống tiêu ứ.

Chủ trị phong thấp tê mỏi, đau nhức xương. Cách sử dụng: Củ cốt khí sao vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng ngày uống 2 lần sáng, tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 ly nhỏ (15-20ml).

Các vị còn lại cho vào siêu sắc 2 lần mỗi lần sắc đổ vào 300ml nước, sắc cạn lấy 100ml, trộn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. Mỗi đợt uống 7-10 thang.

TTƯT.BSCK2 Nguyễn Hồng Siêm

Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top