Hồ Thác Bà – "viên ngọc" vùng Tây Bắc

(khoahocdoisong.vn) - Hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nằm ở vị trí đắc địa – cách Hà Nội khoảng 150km, cách thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải khoảng 180km và hơn thế nữa, nơi đây căng tràn năng lượng phát triển với hàng ngàn đảo nhỏ, cùng với diện tích mặt hồ rất lớn được ví như xứ sở mộng mơ của vùng Tây Bắc...

Thế mạnh 1300 đảo nhỏ

Năm 1962, Công trình thuỷ điện Hồ Thác Bà chính thức được Nhà nước khởi công. Mục đích ban đầu của công trình này là chặn dòng sông Chảy phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Đến năm 1970 Hồ Thác Bà chính thức đi vào hoạt động và trở thành một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Đến nay đã qua nửa thế kỷ, Hồ Thác Bà không dừng lại ở chức năng phát điện. Nếu hướng đến tương lai, sớm muộn nơi đây cũng sẽ trở thành điểm du lịch sầm uất – là trung tâm văn hoá, du lịch của không chỉ Yên Bái mà cả vùng Tây Bắc. 

Sở dĩ nói khu vực Hồ Thác Bà sẽ trở thành trung tâm du lịch mới của cả nước có lẽ không sai – nếu nhìn vào nguồn lực mạnh mẽ đang tiềm ẩn. Đó chính là việc Hồ Thác Bà có mặt nước rộng tới trên 23.400ha, trong đó, diện tích mặt nước là 19.050ha. Chiều dài đến gần 100km kéo dài từ huyện Yên Bình đến huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái. Hồ có sức chứa gần 4 tỉ mét khối nước. Mực nước dao động từ 46 – 58m. Hồ Thác Bà có trên 1.300 hòn đảo nổi, núi đá, hang động…

Với chiều dài kéo dài gần 100km, hơn 1000 đảo nhỏ cùng khí hậu mát mẻ, Hồ Thác Bà dần trở thành điểm đến của nhiều du khách.

Với chiều dài kéo dài gần 100km, hơn 1000 đảo nhỏ cùng khí hậu mát mẻ, Hồ Thác Bà dần trở thành điểm đến của nhiều du khách.

Thêm nữa, khu vực này có khí hậu mát mẻ vào mùa hè, ấm vào mùa đông… là điều kiện vô cùng lý tưởng cho phát triển dịch vụ du lịch.

Trên Hồ Thác Bà có nhiều danh thắng nổi tiếng như Thác Ông, Thác Bà, động Mông Sơn, Đảo Khỉ và nơi đây chính là di tích lịch sử diễn ra trận đánh lừng danh của Trần Nhật Duật chống lại quân xâm lược Nguyên, Mông vào năm 1285 tại khu vực thượng nguồn Hồ Thác Bà.

Ngoài ra, khu vực thượng nguồn cũng là miền đất chứa nhiều bí ẩn với Kinh đô phật giáo lớn nhất Tây Bắc tại địa phận núi Vua Áo Đen, huyện Lục Yên.

GS Trần Quốc Vượng sinh thời đã dành nhiều tâm huyết để tìm ra những mật mã văn hoá còn nằm sâu trong lòng đất thuộc khu vực thượng nguồn Hồ Thác Bà. Các cuộc khai quật khảo cổ đã làm phát lộ ra rất nhiều hệ thống bệ, cột chùa chiền, trải dài trên không gian rộng lớn, thể hiện khu vực thượng nguồn Hồ Thác Bà từng là một kinh đô phật giáo cách đây nhiều thế kỷ. Hiện khu vực này đang được cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái bảo vệ cẩn thận nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và phát triển du lịch…

Với lợi thế là hàng ngàn đảo nổi và núi đá. Nhiều đảo được phủ xanh bởi keo lá chàm, có đảo lại mượt như nhung vì thảm cỏ xanh phủ kín.

Anh Lục Văn Lượng, một người dân chuyên làm nghề đánh bắt thuỷ sản trên Hồ Thác Bà cho biết:  Du khách sẽ phải mất hẳn một ngày để đi thuyền từ đầu đến cuối Hồ Thác Bà và ngược lại. Bởi chiều dài hồ là 85km. Đó là chưa tính đến việc du khách còn rẽ ngang khám phá các hang động.

"Viên ngọc" của Tây Bắc

Tiềm năng phát triển của Hồ Thác Bà là rất lớn, nhưng đến nay những tiềm năng ấy vẫn chưa được khai mở.

Nhìn vào thực tại, các dịch vụ tại Hồ Thác Bà như những mảnh ghép rời rạc. Mặc dù có đội thuyền dịch vụ trên hồ, có một số địa điểm phục vụ khách thập phương, nhưng đều là các dự án quy mô nhỏ, hoạt động manh mún thiếu sự chuyên nghiệp. 

Theo nhận xét của nhiều người, Hồ Thác Bà chưa khai thác hết lợi thế so với tiềm năng vốn có - đó là trở thành điểm đến hấp hẫn khu vực Tây Bắc.

Theo nhận xét của nhiều người, Hồ Thác Bà chưa khai thác hết lợi thế so với tiềm năng vốn có - đó là trở thành điểm đến hấp hẫn khu vực Tây Bắc.

Trước đây, Dự án khu du lịch thuộc Công ty Hùng Đại Dương nằm tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình được coi là lớn nhất khu vực Hồ Thác Bà, được đầu tư hệ thống đường nhựa 2 làn xe với chiều dài 4km. Khu vực nhà nghỉ ven hồ, nhà đa chức năng và cả hệ thống du thuyền hàng triệu đô la. Nhưng chỉ sau vài năm hoạt động, 100% dự án bị bỏ hoang. Khu vực nhà nghỉ ven hồ cỏ mọc bao quanh, nhà đa chức năng lau lách mọc như rừng, những con tàu triệu đô mục nát, tan hoang… Sự tàn tệ đến mức, chính người dân địa phương cũng không thể tin nổi nơi đây từng là một dự án du lịch lớn. Sau khi làm ăn thất bát, Dự án trên đã được bán lại cho đơn vị khác đến sửa chữa và khai thác.

Điểm sáng nhất trong bức tranh phát triển của Hồ Thác Bà chính là du lịch cộng đồng Lavie Vũ Linh với sự lãnh đạo của một người Việt gốc Pháp là Fedo Bình.  Lợi thế về mối quan hệ với các công ty du lịch, lữ hành đã giúp cho đơn vị này duy trì được một lượng khách nhất định. Bên cạnh đó là mô hình du lịch cộng đồng tôn trọng bản sắc văn hoá của người dân bản địa và biết tận dụng lợi thế cảnh quan của con nước miền Tây Bắc đem lại.

Tuy nhiên, mô hình du lịch tại xã Vũ Linh cũng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, không tạo được cú hích lớn với vai trò như đầu tàu kéo cả khu vực vươn lên.

Theo anh Nông Văn Trường, xã Tân Hương, huyện Yên Bình, có một số thời điểm nhiều khách du lịch đến Hồ Thác Bà, anh vừa chở khách du ngoạn trên hồ, vừa bán các mặt hàng đặc sản mà gia đình có sẵn. Nhưng lượng khách phập phù. Thành thử, lúc nào vãn khách, anh đi đánh cá, tôm bán qua chợ thuỷ sản bên kia hồ kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Khu vực bến thuyền thị trấn Yên Bình, cạnh nhà máy xi măng Yên Bái được coi là nơi có hoạt động vận chuyển khách du lịch thuộc loại nhộn nhịp nhất, vị trí này có một số điểm vui chơi, ăn uống quy mô nhỏ. Nhưng theo lượng khách du lịch cũng rất thưa thớt, gần chục xuồng máy cắm neo đợi khách. Thỉnh thoảng mới có người đến hỏi giá dịch vụ tham quan trên Hồ Thác Bà…

Anh Lục Xuân Lượng, một chủ tàu gần nhà máy xi măng Yên Bình bày tỏ: “Tất nhiên là chúng tôi mong muốn lượng khách đến với Hồ Thác Bà ngày càng nhiều hơn, để dân có công ăn việc làm. Muốn như vậy thì có lẽ cần phải có nhiều dự án phát triển du lịch ở khu vực này, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ đồng thời hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy ven Hồ mới mong diện mạo du lịch vùng Hồ Thác Bà thay đổi.

Theo Đời sống
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top