Ho tăng do uống thuốc trước giờ ngủ

(khoahocdoisong.vn) - Thuốc siro chống ho về mặt cơ bản không có tác dụng lên thần kinh trung ương, không có tác dụng phụ gây mất ngủ, không gây ra thức giấc. Nhưng nó lại không thể dùng quá gần giấc ngủ vì nó có thể gián tiếp gây ra mất ngủ cho người dùng.

Bé Nguyễn Vân  K. (5 tuổi, Hà Nội) bị ho. Trước khi đi ngủ, mẹ thường cho bé uống siro ho vì nghĩ như vậy bé sẽ bớt ho, ngủ ngon. Nào ngờ, bé ho suốt đêm khiến cả nhà mất ngủ, mệt mỏi.

Lời bàn: BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103 cho biết, siro chống ho về mặt cơ bản không có tác dụng lên thần kinh trung ương, không có tác dụng phụ gây mất ngủ. Nhưng không nên dùng quá gần giấc ngủ vì có thể gián tiếp gây ra mất ngủ.

Lý do đơn giản đó là vì siro chống ho thường chứa các thuốc làm lỏng đờm, loãng đờm, tan đờm. Về mặt bản chất chúng làm tăng tiết dịch từ đường hô hấp vào trong đờm khiến tăng số lượng đờm và giảm về độ đặc. Điều này kích thích gây ho mạnh. Đờm càng lỏng thì gây ho càng nhiều. Tác dụng này về mặt điều trị là tốt (vì dễ đẩy được đờm ra ngoài) nhưng về mặt cơ thể thì chưa tốt vì ho làm cho người bệnh không ngủ được. 

Thường thì tác dụng lỏng đờm gây tăng phản xạ ho xuất hiện chừng 20 - 30 phút sau uống và kéo dài chừng 1 - 2 giờ sau đó. Những người có ngưỡng kích thích đường hô hấp thấp, tức là dễ ho thì càng hay gặp phải sự cố này. Vì vậy, không nên uống thuốc gần giấc ngủ buổi tối. Tối thiểu phải uống trước khi ngủ 3 tiếng.

Theo Theo KH&ĐS
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top