Ho, sốt, sổ mũi trên trẻ béo phì coi chừng Covid-19 biến chứng nặng

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận một bé trai 9 tuổi, thể trạng béo phì trong tình trạng khó thở. Bé bị sốt, ho, sổ mũi đã 4 ngày và ho ngày càng nhiều. Vào buổi sáng nhập viện, bé than khó thở.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu đã nhanh chóng đánh giá tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, lập tức hỗ trợ hô hấp, thiết lập đường truyền, đồng thời cho nằm khu vực cách ly để thực hiện xét nghiệm PCR Covid-19.

be-mq3.jpg
Bệnh nhi N.V.M.Q bị sốt, ho, sổ mũi đã 4 ngày và tình trạng ho ngày càng nhiều. Bệnh nhi thuộc nhóm béo phì. 

Qua khai thác bệnh sử và dịch tễ gia đình, bệnh nhi N.V.M.Q bị sốt, ho, sổ mũi đã 4 ngày và tình trạng ho ngày càng nhiều.

Trong gia đình có nhiều người cũng biểu hiện bệnh tương tự nhưng chỉ vài ngày tự khỏi nên cha mẹ chủ quan, nghĩ bé cũng có thể tự khỏi như cảm cúm thông thường.

Sau khi xác định bé Q. đã mắc Covid-19 nặng, X-quang phổi tổn thương tiến triển cả 2 bên, độ bão hoà oxy giảm thấp, bé được hội chẩn và chuyển vào khoa Covid tiếp tục hồi sức.

Các bác sĩ cho trẻ nằm sấp, thở áp lực dương liên tục qua mũi với thông số cao, sử dụng thuốc kháng virus, kháng viêm, kháng sinh, kháng đông,… theo phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế.

be-mq1(1).jpg
Cơn bão cytokin xuất hiện càng làm bé nặng hơn, không đáp ứng với lọc máu và thuốc đặc hiệu. Bệnh nhi được đặt ECMO.

Tuy nhiên, bệnh nhi ngày càng bị oxy hoá máu còn thấp và nguy cơ tiến triển đến suy đa tạng nếu để thiếu oxy mô kéo dài. Bé được đặt nội khí quản thở máy xâm lấn với thông số cao sau gần 10 giờ nhập viện.

Tình trạng bệnh diễn tiến suy hô hấp cấp tiến triển, phản ứng viêm tăng cao, cơn bão cytokin xuất hiện càng làm bé nặng hơn, không đáp ứng với lọc máu và thuốc đặc hiệu. Bệnh nhi được đặt ECMO.

be-mn-1.jpg
Bé gái 14 tuổi, nặng 62kg, bị Covid-19 nguy kịch cũng được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cứu sống với kỹ thuật ECMO

Một trường hợp khác, bé gái 14 tuổi, nặng 62kg, bị Covid-19 nguy kịch chuyển từ Bệnh viện Gò Vấp trong tình trạng tím tái, bóp bóng giúp thở qua nội khí quản, SpO2 dao động 60 - 70%, truỵ tim mạch phải sử dụng dịch truyền, thuốc vận mạch, trợ tim.

Tình trạng rất nguy kịch. Bệnh nhi cũng được đặt ECMO.

Ngày 25/11/2021, bé NVMQ đã được xuất viện, hoàn toàn không di chứng. Riêng bé gái 14 tuổi cũng đã ngưng ECMO, trở về cuộc sống bình thường và chờ ngày xuất viện.

Khi hay tin con bị nhiễm Covid-19, tôi không nghĩ con mình lại bị bệnh nặng đến vậy. Tôi nghĩ bé cũng chỉ bị vài ngày là hết nên gia đình cũng chủ quan. Chiều thứ 7 hôm đó con vẫn ăn được ngủ được, đến 1-2 giờ sáng, con bắt đầu trở nặng đột ngột.

Anh P, ba của nữ bệnh nhi PMN, chia sẻ

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top