Ho, mệt mỏi cẩn thận bị nhiễm sán dây chó

Hỏi:

Trần Hùng (Thanh Hóa)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/san-day-cho1.gif

 Chu trình nhiễm giun sán từ chó, mèo sang người.

GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội: Tại Việt Nam đã có một số bệnh nhân bị sán dây chó tạo các khối u khổng lồ ở phổi. Bệnh nhân bị tức ngực, mệt mỏi, ho ra máu đi khám được phát hiện u phổi và khi phẫu thuật trong khối u thấy đầu sán, xét nghiệm là sán dây chó.

Ấu trùng sán dây chó ký sinh ở động vật có vú như chó, mèo, gấu, báo, khỉ, ngư­ời và có khi ở cừu, dê, bò, lạc đà, hư­ơu và động vật gặm nhấm. Trên người, ấu trùng sán dây chó ký sinh ở gan hay phủ tạng khác tạo những bọc nư­ớc lớn chứa nhiều đầu sán, các bọc nư­ớc này thường ở gan (65%), ở phổi (10%) và ở một số cơ quan khác như thận, não… Khi bọc n­ước vỡ, giải phóng các đầu sán và các đầu sán này bám vào phủ tạng khác tạo nên bọc nước mới, hết sức nguy hiểm.

Người bị nhiễm sán chó, cơ thể thường xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau vùng có ấu trùng sán ký sinh, tùy thuộc phủ tạng sán ký sinh mà có những triệu chứng tương ứng, ví dụ như ở phổi kèm theo ho, có khi ho ra máu. Cần đi kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm bệnh ấu trùng sán dây chó vì bệnh này càng phát hiện điều trị sớm càng dễ khỏi hơn.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top