Ho kéo dài do lao nội mạc phế quản

Lao nội mạc phế quản là một thách thức chẩn đoán đối với các bác sĩ lâm sàng cũng như các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khi mà trên X-quang, bệnh có thể cho biểu hiện bình thường

Xẹp phổi, co kéo trung thất, khí quản

Trẻ nữ 14 tuổi (Hà Nội) vào viện vì ho kéo dài 2 tháng nay. Trẻ xuất hiện ho đờm nhiều, ho nhiều về chiều tối, không sốt, không chảy mũi, không khó thở, đã điều trị kháng sinh và khí dung nhiều đợt không đỡ. Khám lâm sàng thấy giảm thông khí phổi trái.

Kết quả X-quang  và CT cho thấy toàn bộ phổi trái mờ không đều, giảm thể tích co kéo khí quản và trung thất lệch trái. Dày dính màng phổi trái. Phế quản gốc hẹp đường kính ~ 4mm, nằm giữa động mạch phổi phải và động chủ xuống. Giãn hình ống - túi các nhánh phế quản trường phổi trái kèm hình ảnh xẹp - đông đặc nhu mô. PCR dịch mũi họng: dương tính với lao. Bệnh nhi được chẩn đoán lao nội mạc phế quản.

lao-phe-quan.jpg
Hình ảnh phim chụp phổi của bệnh nhân Lao nội mạc phế quản

Lao nội mạc phế quản có đặc trưng là tổn thương của đường dẫn khí điển hình là viêm, phù nề, xuất tiết, hoại tử bã đậu, xơ hóa co kéo làm hẹp khí-phế quản, đôi khi có tổn thương giãn phế quản cạnh các vùng phổi xơ sẹo (giãn phế quản do co kéo).

Ở bệnh nhân này, tổn thương gây giảm thể tích phổi, co kéo trung thất, khí quản và vòm hoành, đồng thời nhu mô phổi tăng ngấm thuốc cản quang gợi ý đến tình trạng xẹp phổi. Tuy nhiên, vẫn quan sát thấy hình các phế quản giãn, chứa khí trong nhu mô nên có thể xem như tổn thương phối hợp đông đặc - xẹp phổi nhu mô phổi trái. Nguyên nhân có thể do tình trạng viêm xuất tiết phù nề của niêm mạc phế quản, ứ đọng dịch tiết dẫn đến đông đặc nhu mô và tổn thương hẹp phế quản gây xẹp phổi. Hoặc các tổn thương niêm mạc phế quản dạng khối u hay hạng u hạt (lao) trong lao nội mạc phế quản cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn dẫn đến xẹp phổi.

lao-phe-quan-3.jpg
Tổn thương của bệnh trên phim chụp

Tổn thương đường dẫn khí gồm hẹp phế quản gốc trái và giãn không đều các nhánh phế quản đoạn xa có thể giải thích do nguyên nhân tổn thương nguyên phát tại phế quản trong lao nội mạc phế quản gây phá hủy lớp niêm mạc, thành phế quản do ở trẻ em đường dẫn khí có kích thước nhỏ hơn và mỏng hơn.

Hai là tổn thương xẹp phổi, xơ hóa nhu mô gây co kéo phế quản lân cận. Vì vậy lao nội mạc phế quản có tổn thương điển hình là hẹp đường dẫn khí kèm tổn thương đông đặc - xẹp phổi.

Rất khó chẩn đoán

Lao nội mạc phế quản là một thách thức chẩn đoán đối với các bác sĩ lâm sàng cũng như các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khi mà trên X-quang, bệnh có thể cho biểu hiện bình thường.

Triệu chứng khởi phát của lao nội mạc phế quản có thể cấp tính, hay âm ỉ hoặc xuất hiện muộn. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng và phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương và giai đoạn của bệnh.

lao-phe-quan-2.jpg
Hình ảnh  phổi bị bệnh

Các triệu chứng toàn thân bao gồm: Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, ra mồ hôi đêm có thể không nổi trội ở bệnh nhân lao nội mạc phế quản. Nếu có sốt thì thường sốt nhẹ ở thời điểm khởi phát nhưng cũng có thể sốt cao trong giai đoạn bệnh tiến triển. Các triệu chứng hô hấp thường không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảnh khác. Ho nặng tiếng không đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường là một trong những biểu hiện thường gặp nhất và tiến triển chậm, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Khạc đờm khá hiếm gặp tuy nhiên tình trạng tăng tiết phế quản cũng được báo cáo trong một số trường hợp lao nội mạc phế quản tạo hang hoạt động.

Ho máu ít gặp và hiếm khi mức độ nặng. Vỡ hạch lympho, đau ngực có thể xảy ra ở vùng ức hoặc cạnh xương ức với hiểu hiện từ mơ hồ đến dữ dội và chiếm khoảng 15% trong số các bệnh nhân có lao nội mạc phế quản.

Cần phát hiện sớm và điều trị chính xác kịp thời theo từng giai đoạn bệnh nhằm hạn chế tối đa các biến chứng đặc biệt là tình trạng hẹp phế quản: Hẹp và co thắt phế quản (chiếm 60-95% số bệnh nhân mặc dù đã được điều trị thuốc chống lao đầy đủ); giãn phế quản...

Bệnh thường được điều trị bằng thuốc theo phác đồ chống lao cơ bản. Nội soi phế quản can thiệp được xem là phương pháp thay thế cho phẫu thuật nhằm điều trị tình trạng hẹp phế quản. Phẫu thuật khi các biện pháp trên thất bại.

BS Nguyễn Thị Hằng (Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện E TƯ)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top