Ho, có đờm kéo dài: Không nên chủ quan

Ho có đờm và kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi cần hết sức đề phòng những bệnh ho kéo dài có tính chất nguy hiểm.

<p>Ho l&agrave; một phản xạ c&oacute; lợi của cơ thể. Bởi v&igrave;, ho gi&uacute;p tống đẩy bụi, dị vật v&agrave; c&aacute;c t&aacute;c nh&acirc;n c&oacute; hại x&acirc;m nhập v&agrave;o đường h&ocirc; hấp qua mũi miệng. Ho c&oacute; đờm xảy ra khi trong đường thở c&oacute; chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất. Ho gi&uacute;p l&agrave;m sạch phổi, ti&ecirc;u đờm , dịch tiết v&agrave; dị vật ra khỏi đường thở.</p> <p>Đờm hay c&ograve;n gọi l&agrave; đ&agrave;m, đ&oacute; l&agrave; chất tiết của đường h&ocirc; hấp gồm c&oacute; chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ v&agrave; c&aacute;c chất độc hại x&acirc;m nhập v&agrave;o đường h&ocirc; hấp tr&ecirc;n (vi sinh vật, bụi...).</p> <p>C&aacute;c chất n&agrave;y được tiết ra từ kh&iacute; phế quản, phế nang, họng, c&aacute;c xoang h&agrave;m tr&aacute;n, c&aacute;c hốc mũi. Khối lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ v&agrave; sẽ được nuốt hoặc chảy qua thực quản rồi đ&agrave;o thải theo đường ti&ecirc;u h&oacute;a theo ph&acirc;n ra ngo&agrave;i.</p> <p>Đờm c&oacute; thể l&agrave; hậu quả của nhiều nguy&ecirc;n nh&acirc;n g&acirc;y bệnh ở đường h&ocirc; hấp như vi&ecirc;m họng, mũi, thanh quản, kh&iacute; quản, &aacute;pxe phổi, nhồi m&aacute;u phổi, vi&ecirc;m phổi, hen phế quản, gi&atilde;n phế quản, kh&iacute; phế thũng, bệnh vi&ecirc;m phổi tắc nghẽn mạn t&iacute;nh... V&igrave; vậy, c&oacute; c&aacute;c loại đờm như đờm thanh dịch, đờm nhầy, đờm c&oacute; mủ, đờm c&oacute; m&aacute;u, đờm b&atilde; đậu (lao phổi).</p> <p>Ho c&oacute; đờm c&oacute; thể l&agrave; bệnh cấp t&iacute;nh hoặc mạn t&iacute;nh. Thường c&aacute;c bệnh g&acirc;y ho v&agrave; c&oacute; đờm k&eacute;o d&agrave;i tr&ecirc;n 3 tuần l&agrave; bệnh mạn t&iacute;nh.</p> <p><strong>Bệnh cấp t&iacute;nh: </strong></p> <p>Ho c&oacute; đờm gặp ở NCT trong c&aacute;c bệnh cấp t&iacute;nh như: cảm lạnh, vi&ecirc;m họng mũi cấp, vi&ecirc;m amiđan cấp hoặc vi&ecirc;m xoang cấp, vi&ecirc;m thanh, kh&iacute; quản cấp.</p> <p>Sở dĩ vi&ecirc;m xoang cấp cũng g&acirc;y ho v&agrave; c&oacute; đờm l&agrave; do khi vi&ecirc;m xoang, c&aacute;c xoang bị vi&ecirc;m sẽ bị tắc, k&egrave;m theo bị nghẹt mũi, c&aacute;c chất nhầy tiết ra sẽ chảy xuống mặt sau của cổ họng. V&agrave;o ban ng&agrave;y, c&aacute;c dịch nhầy n&agrave;y được người bệnh x&igrave; ra hoặc tự tr&ocirc;i xuống đường ti&ecirc;u h&oacute;a.</p> <p>Nhưng về ban đ&ecirc;m, dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng v&agrave; k&iacute;ch th&iacute;ch g&acirc;y ho. Chứng nghẹt mũi do vi&ecirc;m xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy họng rất dễ kh&ocirc;, r&aacute;t v&agrave; bị ho về đ&ecirc;m.</p> <div> <div><img alt="Ho và đờm kéo dài cần được khám bệnh, không nên chủ quan xem thường" data-original="https://khds.1cdn.vn/2019/03/07/photo-0-1551863316757786477528.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/07/photo-0-1551863316757786477528.jpg" /></div> <div>Ho v&agrave; đờm k&eacute;o d&agrave;i cần được kh&aacute;m bệnh, kh&ocirc;ng n&ecirc;n chủ quan xem thường</div> </div> <p><strong>Bệnh h&ocirc; hấp dưới:</strong></p> <p>Một số bệnh đường h&ocirc; hấp dưới mạn t&iacute;nh g&acirc;y ho, c&oacute; đờm k&eacute;o d&agrave;i như vi&ecirc;m phế quản mạn t&iacute;nh. Bệnh vi&ecirc;m phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh l&yacute; n&agrave;y l&agrave; ho khạc đờm k&eacute;o d&agrave;i từng đợt hoặc li&ecirc;n tục v&agrave; tổng thời gian ho khạc đờm &iacute;t nhất 90 ng&agrave;y trong 1 năm v&agrave; &iacute;t nhất 2 năm li&ecirc;n tiếp.</p> <p>Đờm thường c&oacute; m&agrave;u trắng đục, về sau c&oacute; m&agrave;u v&agrave;ng; đờm nh&agrave;y hoặc nhầy mủ trong đợt cấp. Đờm của vi&ecirc;m phế quản mạn thường khạc nhiều v&agrave;o buổi s&aacute;ng với lượng &iacute;t. Đờm thường l&agrave; m&agrave;u trắng đục, đặc biệt c&oacute; thể thấy m&agrave;u v&agrave;ng (c&oacute; thể do họ cầu khuẩn g&acirc;y bệnh, nhất l&agrave; tụ cầu v&agrave;ng sản sinh ra sắc tố m&agrave;u v&agrave;ng ) hoặc m&agrave;u xanh (c&oacute; thể do trực khuẩn mủ xanh, bởi v&igrave; trực khuẩn n&agrave;y sản sinh ra sắc tố m&agrave;u xanh).</p> <p><strong>Bệnh gi&atilde;n phế quản:</strong></p> <p>Một trong số những bệnh g&acirc;y ho v&agrave; c&oacute; đờm k&eacute;o d&agrave;i l&acirc;u ng&agrave;y. Đ&acirc;y l&agrave; bệnh do hậu quả g&acirc;y ra bởi c&aacute;c bệnh vi&ecirc;m phế quản cấp, mạn t&iacute;nh điều trị kh&ocirc;ng dứt điểm. Bệnh ho k&eacute;o d&agrave;i, xuất tiết nhiều nhất l&agrave; ban đ&ecirc;m bởi v&igrave; khi nằm nhiều c&aacute;c chất xuất tiết (đờm) c&agrave;ng ứ đọng c&agrave;ng g&acirc;y ho.</p> <p>Gi&atilde;n phế quản c&oacute; thể đưa đến một số hậu quả xấu cho người bệnh, c&aacute;c trường hợp ổ gi&atilde;n phế quản tồn tại một thời gian d&agrave;i, kh&ocirc;ng ph&aacute;t hiện sớm v&agrave; điều trị đ&uacute;ng th&igrave; gi&atilde;n phế quản c&oacute; thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm t&aacute;i ph&aacute;t, g&acirc;y &aacute;pxe phổi hoặc g&acirc;y mủ phế quản, mủ phổi, mủ m&agrave;ng phổi, xơ phổi, kh&iacute; phế thũng v&agrave; vẫn g&acirc;y ho v&agrave; c&oacute; đờm.</p> <p>Bệnh gi&atilde;n phế quản g&acirc;y ho nhiều v&agrave;o buổi s&aacute;ng khi thức dậy, đờm m&agrave;u trắng đục như mủ thường đ&oacute;ng th&agrave;nh khu&ocirc;n.</p> <p><strong>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn t&iacute;nh:</strong></p> <p>Một loại bệnh g&acirc;y ho v&agrave; c&oacute; nhiều đờm k&eacute;o d&agrave;i l&agrave; bệnh phổi tắc nghẽn mạn t&iacute;nh (COPD). Bệnh nh&acirc;n thường ho khạc đờm c&oacute; m&agrave;u trắng, thường gặp ở những người c&oacute; th&oacute;i quen h&uacute;t thuốc l&aacute;, l&agrave;m việc l&acirc;u ng&agrave;y ở m&ocirc;i trường độc hại.</p> <p>Bệnh c&oacute; thể nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn g&acirc;y triệu chứng kh&oacute; thở k&egrave;m theo ho khan v&agrave; c&oacute; nhiều đờm (do xuất tiết nhiều), khi khạc được đờm, cơn hen c&oacute; thể giảm dần.</p> <p>Đờm thường c&oacute; m&agrave;u trắng v&agrave; d&iacute;nh. Cũng cần lưu &yacute; bệnh kh&iacute; phế thũng l&agrave; một yếu tố trong sự tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn m&atilde;n t&iacute;nh (COPD) hay c&oacute; thể gọi l&agrave; biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn t&iacute;nh g&acirc;y kh&iacute; phế thũng.</p> <p>Bệnh kh&iacute; phế thũng g&acirc;y ho v&agrave; c&oacute; nhiều đờm v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i, bệnh tiến triển ng&agrave;y một xấu đi nếu điều trị kh&ocirc;ng đ&uacute;ng, kh&ocirc;ng kịp thời.</p> <p><strong>Bệnh lao phổi:</strong></p> <p>Một bệnh kh&aacute;c g&acirc;y ho v&agrave; c&oacute; đờm k&eacute;o d&agrave;i, đ&oacute; l&agrave; bệnh lao phổi. Đa số bệnh lao phổi thường g&acirc;y ho, khạc đờm m&agrave;u trắng đục như: sữa hay nước vo gạo, đ&ocirc;i khi lẫn m&aacute;u đỏ tươi. Ngo&agrave;i ra c&oacute; thể gặp bệnh ho v&agrave; c&oacute; đờm k&eacute;o d&agrave;i như bệnh &aacute;pxe phổi.</p> <p>Khi bị &aacute;pxe phổi, nếu ho mạnh c&oacute; thể g&acirc;y ọc mủ v&agrave; thường xuất hiện từng đợt. Đặc điểm l&agrave; mủ c&oacute; m&ugrave;i h&ocirc;i rất kh&oacute; chịu, nhất l&agrave; &aacute;pxe phổi do tụ cầu v&agrave;ng (S.aureus). Bệnh g&acirc;y tổn thương nặng ở phổi v&agrave; thường phải phẫu thuật loại bỏ ổ &aacute;pxe. Hoặc ho v&agrave; c&oacute; đờm k&eacute;o d&agrave;i l&agrave; bệnh vi&ecirc;m phổi.</p> <p>Bệnh thường c&oacute; đờm v&agrave;ng, m&agrave;u gỉ s&eacute;t, k&egrave;m theo hội chứng nhiễm tr&ugrave;ng, đau tức ngực ở v&ugrave;ng phổi bị vi&ecirc;m. Bệnh l&yacute; n&agrave;y rất nguy hiểm c&oacute; thể dẫn tới suy h&ocirc; hấp v&agrave; đưa tới tử vong, tuy nhi&ecirc;n bệnh c&oacute; thể điều trị khỏi được nếu ph&aacute;t hiện sớm.</p> <p><strong>Lời khuy&ecirc;n của thầy thuốc</strong></p> <p>Như vừa tr&igrave;nh b&agrave;y ở phần tr&ecirc;n, bệnh ho v&agrave; c&oacute; đờm k&eacute;o d&agrave;i l&agrave; biểu hiện của nhiều bệnh của đường h&ocirc; hấp.</p> <p>V&igrave; vậy, khi nghi ngờ mắc bệnh đường h&ocirc; hấp nhất l&agrave; c&oacute; ho v&agrave; đờm k&eacute;o d&agrave;i cần được kh&aacute;m bệnh, kh&ocirc;ng n&ecirc;n chủ quan xem thường, tốt nhất l&agrave; kh&aacute;m chuy&ecirc;n khoa h&ocirc; hấp hoặc nội tổng hợp để x&aacute;c định bệnh, tr&ecirc;n cơ sở đ&oacute; sẽ b&aacute;c sỹ sẽ c&oacute; chỉ định điều trị đ&uacute;ng, t&iacute;ch cực để bệnh ch&oacute;ng khỏi.</p> <p>Người bệnh hoặc người nh&agrave; kh&ocirc;ng n&ecirc;n tự chẩn đo&aacute;n bệnh v&agrave; kh&ocirc;ng n&ecirc;n tự mua thuốc để điều trị nếu kh&ocirc;ng c&oacute; chuy&ecirc;n m&ocirc;n về y học. Khi được chẩn đo&aacute;n đ&uacute;ng cần t&iacute;ch cực điều trị theo chỉ định của b&aacute;c sĩ kh&aacute;m bệnh cho m&igrave;nh (đơn thuốc) hoặc d&ugrave;ng thuốc (nếu nằm điều trị nội tr&uacute; bệnh viện).</p> <p>Ngo&agrave;i việc d&ugrave;ng thuốc, người cao tuổi cần vận động cơ thể đều đặn h&agrave;ng ng&agrave;y bằng c&aacute;c biện ph&aacute;p kh&aacute;c nhau t&ugrave;y theo điều kiện của từng người. Để cho bộ m&aacute;y h&ocirc; hấp hoạt động tốt, h&agrave;ng ng&agrave;y n&ecirc;n tập thở, h&iacute;t s&acirc;u, thở ra đều đặn. Người cao tuổi kh&ocirc;ng n&ecirc;n h&uacute;t thuốc, m&ocirc;i trường sống c&agrave;ng &iacute;t bị &ocirc; nhiễm c&agrave;ng tốt nhất l&agrave; bụi, kh&oacute;i.</p>

Theo giadinh.net.vn
back to top