Họ bày lắm ghế lắm!

Nói về chủ trương nhất thể hóa chức danh lãnh đạo từ cấp huyện trở xuống, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, bộ máy ở cơ sở của ta hiện nay quá cồng kềnh, quá nhiều ban bệ, trong khi việc thì không có gì nhiều.

Cần “giảm sâu” hơn nữa

Hội nghị Trung ương 6 (từ ngày 4 đến 11/10) đã thảo luận và thống nhất thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND; thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã những nơi có đủ điều kiện. Được biết từ mấy năm trước, ông đã đề xuất chủ trương này?

Đúng vậy. Mấy năm trước tôi có đề xuất và phân tích nhiều về vấn đề nhất thể hóa bộ máy cơ quan hành chính ở địa phương. Đến nay chúng ta mới thực hiện thí điểm ở một số địa phương và tôi thấy đồng tình.

Vì sao lại phải nhất thể hóa bộ máy thưa ông?

Chúng ta đang có sự trùng lắp giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước, dẫn tới sự chồng chéo mà vẫn không hiệu quả. Bên đảng có Ủy ban Kiểm tra Trung ương, phía Nhà nước có các cơ quan thanh tra.

Cần gì phải có cả hai cơ quan cùng kiểm tra một cán bộ, đảng viên vi phạm, chỉ cần lập ra một cơ quan chung, chẳng hạn Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Nhà nước, như vậy vừa đỡ trùng lặp, vừa đỡ phình to bộ máy, lại xử lý công việc hiệu quả.

Nói thế thì có rất nhiều cơ quan trùng lắp về công việc?

Có nhiều cơ quan khác trùng nhau giữa Đảng và Nhà nước, chẳng hạn, Bộ Nội vụ trùng với Ban Tổ chức Trung ương. Giờ tham nhũng nhiều, nên cơ quan nào cũng có cục chống tham nhũng, công an có, thanh tra có… rồi lại có thêm Ban Nội chính Trung ương phụ trách chống tham nhũng của Đảng.

Như vậy là trùng nhau hết. Đã đến lúc phải đổi mới một cách cơ bản hệ thống chính trị, trong đó có việc nhất thể hóa bộ máy Đảng và Nhà nước.

Ở cấp cơ sở, sự trùng lắp này có lớn?

Nhiều lắm chứ! Đâu đâu cũng thấy phòng ban. Cơ quan nào cũng có văn phòng. Cấp nào cũng có các ban đủ cả. Gộp hết các cơ quan trùng nhau về chức năng nhiệm vụ lại, chắc chắn sẽ tiết kiệm được rất nhiều ngân sách.

Có người lo lắng khi nhất thể hóa, quyền lực tập trung vào một số ít người, dễ dẫn đến lạm quyền?

Ở cấp tỉnh trở lên thì mới lo nếu nhất thể hóa. Còn ở cấp huyện trở xuống thì không lo đâu. Vì các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý cấp huyện, nên tôi không lo tập trung quyền lực.

Nếu nhất thể hóa ở cấp tỉnh là sẽ phải cân nhắc nhiều vấn đề khác nhau. Còn ở cấp huyện trở xuống, tôi cho là phải “giảm sâu” hơn nữa. Bộ máy của chúng ta đang quá cồng kềnh.

Bộ máy cồng kềnh, ngân sách trĩu nặng

Ông vừa nói bộ máy của ta đang quá cồng kềnh, việc tinh giảm, rút gọn lại bộ máy liệu có đảm bảo hiệu quả hoạt động?

Phải nói là chúng ta đang bày ra quá lắm ban bệ. Bộ máy của chúng ta giờ hết sức cồng kềnh, tiền lương không thể chịu nổi. Muốn tinh giản biên chế thì phải làm ngay. Rất nhiều người làm nhưng công việc thì đâu có gì.

Ví dụ tất cả các văn phòng nhập vào làm một thì sẽ tinh gọn được rất nhiều bộ máy. Chủ tịch kiêm bí thư để lãnh đạo, điều hành tập trung. Ngày xưa tôi đã phát biểu vấn đề này và đến nay điều này đã thành thực tế. Bộ máy cơ quan cấp huyện, xã còn phải tinh gọn nhiều hơn nữa.

Bất cập đó dẫn đến hiệu quả làm việc không cao?

Đúng thế! Nhiều nơi lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Thế thì ai chỉ đạo ai, ai là người làm trực tiếp. Đẻ thêm bộ máy là phải thêm ghế thêm bàn, thêm mâm bát, biên chế sẽ chịu không nổi. Tinh gọn lại thì bộ máy sẽ nhẹ đi rất nhiều.

Theo ông thì nên giải quyết thế nào với số cán bộ tinh giảm?

Tôi cho rằng tốt nhất là đưa cán bộ cấp huyện về cấp xã. Các xã khỏi phải trả phụ cấp cho cán bộ, với hàng triệu biên chế cấp xã. Cán bộ cứ về địa phương mà phục vụ, giảm bớt biên chế ở xã đi.

Ngay như chỗ nhà tôi, cấp phường thôi mà đủ thứ cơ quan, ban bệ trong khi thực tế thì đâu cần vậy. Tôi thấy bây giờ người ta bày ra lắm ghế lắm. Nhiều ghế quá! Phải dọn bớt đi thôi.

Khi ấy, ngân sách của chúng ta sẽ đỡ eo hẹp?

Đúng vậy. Chứ không thì “thằng tham nhũng” nó lấy một tí, một phía trả lương cho cán bộ, quá nhiều thứ đè lên ngân sách như thế. Cuối cùng thì người dân đóng thuế phải chịu thôi. Đã đến lúc phải tinh gọn lại, làm như các nước khác, thì mới phát triển được.

Lãnh đạo có phải bỏ tiền túi trả lương đâu!

Theo ông thì vì sao việc tinh gọn bộ máy ta nói từ lâu mà chưa làm được, đến giờ mới có những dấu hiệu khả quan?

Nếu quản lý Nhà nước giống như một công ty, người ta phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả, về chức năng của từng vị trí, thì sẽ khác.

Đằng này người ta quản lý theo kiểu “của chùa”, không ai phải chịu trách nhiệm nên cũng không ai quyết liệt làm. Tăng biên chế thì có thêm người để sai khiến.

Lãnh đạo có phải bỏ tiền túi của mình ra để trả lương đâu, nên họ cũng chẳng quan tâm đến việc tinh giảm. Mà như thế thì không ổn.

Nếu không thực hiện đổi  mới, theo ông hệ quả sẽ là gì?

Nếu không đổi mới hệ thống chính trị thì sẽ cản trở sức sống của đổi mới kinh tế, gây khó khăn cho đổi mới công tác cán bộ, đổi mới tổ chức để thực hiện đúng mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Khi nhất thể hóa, phải lựa chọn cán bộ thế nào để đảm nhiệm được công việc, vừa là bí thư, vừa là chủ tịch?

Người giữ vai trò vừa là bí thư, vừa là chủ tịch HĐND/UBND đòi hỏi vừa có năng lực, vừa có đạo đức thì mới vận hành bộ máy thông suốt, hiệu quả.

Nếu chọn người không có chuyên môn, thực tiễn, không có đạo đức thì rất nguy hiểm. Khi ấy, việc trao quá nhiều trọng trách cho 1 người sẽ là sức nặng khiến công việc không trôi chảy, không dám làm, lại phải xin ý kiến tập thể, hay có tình trạng sợ nên núp bóng tập thể. Việc này dễ dẫn đến sai lầm, dễ mất cán bộ, gây tác hại cho xã hội.

Vấn đề giám sát quyền lực sẽ phải được thực hiện thế nào?

Các cơ quan giám sát phải thực hiện tốt vai trò của mình. Cơ quan cấp trên có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, xử lý… Việc giám sát phải minh bạch, khách quan, nghiêm minh. Có như thế thì quyền lực sẽ không thể tập trung, cán bộ cũng không dám tha hóa.

Xin cảm ơn ông!

Tô Hội (thực hiện)

Ngày 11/10, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ việc cơ bản thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND; thực hiện Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã ở nơi có đủ điểu kiện. Tổng Bí thư nêu rõ Ban Chấp hành Trung ương đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này và yêu cầu trong thời gian tới, toàn hệ thống chính trị phải chủ động, tích cực vào cuộc, coi đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn các đầu mối bên trong của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị theo nguyên tắc một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc; một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính, gắn với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; giảm tỉ lệ người phục vụ, nhất là khối văn phòng…

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top