Hiệu quả từ thảo dược trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Viêm nhiễm ở đường tiết niệu tuy ít đe doạ tới tính mạng nhưng lại gây ra hiện tượng đau rát khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

Viêm đường tiết niệu gây khó chịu.

Theo quan điểm của Đông y, quá hàn hoặc quá nhiệt đều có thể gây ra viêm đường tiết niệu. Khi cơ thể quá hàn hay quá nhiệt. Ngoại tà dễ dàng xâm nhập khiến chức năng khí hoá của thận hoạt động kém. Thấp nhiệt sẽ dồn xuống bàng quang khiến cho huyết kết hạ tiêu. Thuỷ đạo đình trệ không thông gây ra bệnh.

Cũng chính bởi vậy mà vào mùa hè quá nóng hay mùa quá hanh khô. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng cao hơn hẳn so với các thời điểm khác trong năm. Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc trong điều kiện nắng nóng. Hay ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia hoặc bản thân có thân nhiệt cao. Cơ địa dễ bốc hoả… cũng dễ mắc bệnh này hơn so với người bình thường.

Trong bài thuốc Đông y có nhiều thành phần. Bên cạnh những vị thuốc có công dụng diệt khuẩn, lợi tiểu, “xả” sạch vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu thì còn có những vị thuốc có công dụng bổ thận, dưỡng âm, bồi bổ khí huyết, tăng cường công năng của tạng thần nói riêng và hệ tiết niệu nói chung.

Vì vậy chữa bệnh bằng Đông y mang lại hiệu quả lâu dài. Người bệnh cũng không phải lo lắng vì thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ, không bị nhờn thuốc như kháng sinh Tây y.

Một số thảo dược giúp điều trị bệnh hiệu quả

Cối xay, day rơm, bút tháp, dành dành, dứa dại, kim tiền thảo, kim ngân cành, đỗ trọng, núc nác, trạch tả, thạch hộc, hoàng bá, liên kiều, ké đầu ngựa, …

Cối xay: chứa nhiều chất nhầy, chất asparagin và nhiều tinh dầu (b-pinen, caryophyllen oxyd, alemen, cineol…) có tác dụng giải biểu nhiệt, lợi tiểu, hoạt huyết.

Bút tháp: chứa hỗn hợp các chất alcaloid, nicotin, phytosterol, palustrin… có tác dụng lợi tiểu, cầm máu, điều kinh, làm se và tiếp khoáng, làm liền sẹo.

Kim tiền thảo: chứa polysaccharid; các flavonoid như, vicenin glycosid, isovitexin isoorientin; saponin triterpenic…có tác dụng lợi tiểu, lợi mật; hạ áp, kháng sinh, kháng viêm, dãn mạch.

Dây rơm: có tác dụng giải khát, thanh tân, trừ phong nhiệt, nhuận táo, chỉ khái thấu, khu phiền, tiêu đạo, hạ đờm…

Đỗ trọng: có tác dụng tráng dương, ôn thận, khoẻ gân cốt, hạ áp, giảm cholesterol trong máu, lợi niệu chống viêm…

Trạch tả: có tác dụng lợi tiểu, hạ áp nhẹ, hạ lipid trong máu, chống gan mơ, trục thuỷ đình trệ ở bàng quang, lợi tiểu…

Núc nác: kháng khuẩn, lợi tiểu, thanh nhiệt, bảo vệ tiểu cầu…

Xét về công dụng chung, bài thuốc có công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu… Chủ trị các chứng tiểu dắt, tiểu buốt, nước tiểu vàng – đục. Tiêu ra máu, ra mủ, nước tiểu có mùi hôi, tinh dịch màu vàng, vón cục…

Đồng thời dưỡng âm, bổ thận, bổ khí huyết, giúp tăng cường hoạt động hệ tiết niệu. Phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Hết viêm, hết nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hết hoàn toàn tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu bí, tiểu ra mủ…

TS Lê Thị Thanh Nhạn (Học viện YDHCTVN)

Theo Đời sống
back to top