Hiệu quả của các cách sắc thuốc

Sắc thuốc đông y có nhiều cách khác nhau. Có người nói nên sắc 2 thang thuốc một lần thì hiệu quả hơn. Nhưng có người lại khuyên nên bỏ thang thuốc vào phích nước rồi đổ nước sôi nóng vào ngâm uống dần trong ngày hoặc sắc 1 thang thuốc uống 2 ngày ? Vậy cách sắc thuốc như thế nào cho đúng?
sắc thuốc

Ảnh minh họa

Kỹ thuật sắc thuốc đối với công hiệu của thuốc là rất quan trọng. Lý Thời Trân đã viết: “uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, nhưng sắc không đúng cách, vội vàng, lửa không đúng độ thì thuốc cũng không công hiệu” cho thấy việc sắc thuốc quyết định như thế nào với hiệu quả chữa trị bệnh.

Sắc thuốc phải tuân thủ những quy tắc nhất định, đặc biệt liên quan đến mức độ lửa, lượng nước, thời gian sắc, dụng cụ dùng để sắc thuốc.Thông thường có hai loại thuốc sắc: Thuốc phát tán và thuốc bổ.

Thuốc phát tán: Loại thuốc này chủ yếu là lấy khí, cho nên thường dùng lửa to (ưu hỏa), sắc nhanh, cho nước vừa đủ ngập dược liệu, thường sắc 1 lần và thời gian sắc trong phạm vi 1 giờ (ban đầu đun sôi, sau đó rút lửa cho sôi lăn tăn).

Thuốc bổ: Loại thuốc này chủ yếu lấy vị, cho nên thường dùng lửa nhỏ (vũ hỏa), sắc chậm để hoạt chất trong dược liệu thoát hết ra, cho nước ngập dược liệu chừng 3 – 4cm (hai đốt ngón tay). Tùy theo lượng dược liệu ít hay nhiều mà cho khoảng 0,75 – 1 lít nước và sau khi sắc thu hồi 1/3 lượng nước ban đầu, thời gian sắc khoảng 1h30’ – 2h. Tùy theo hàm lượng hoạt chất nhiều hay ít mà có thể sắc 1 – 2 lần.

Ngoài ra, sắc thang thuốc có nhiều chất thơm (tinh dầu) thì những dược liệu này nên bỏ vào sau khi sắc thuốc gần xong để tinh dầu (chất thơm) khỏi bay mất hoặc thang thuốc có kim thạch (khoáng vật) thì những dược liệu này phải đập nhỏ và cho vào sắc trước vì các hoạt chất này khó ra.

Dụng cụ để sắc thuốc nên bằng sành, sứ, thủy tinh, nhôm, hay Inox, không dùng dụng cụ bằng sắt, gang. Nên sắc mỗi lần 1 thang thuốc và dùng trong 1 ngày chia uống 3 lần. Không nên sắc 2 thang thuốc 1 lần và sắc bằng cách ngâm trong phích là không tốt vì hoạt chất sẽ không ra hết.

Lương y  Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top