Hiện tượng nguyệt thực hấp dẫn nhất 2018

ng Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn trẻ Việt Nam cho biết, hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra từ 18 giờ đến 23 giờ ngày 31/1 tới. Trong đó, nguyệt thực cực đại diễn ra lúc 20 giờ 30 phút.

Hiện tượng nguyệt thực hấp dẫn nhất trong năm 2018. (Ảnh: thienvanvietnam.org).

Việt Nam nằm trong khu vực có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng này với tổng thời gian (tính cả pha nửa tối) gần 5 giờ 20 phút. Thời gian cực đại của pha toàn phần rơi vào thời điểm 20 giờ 31 phút.

Đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng 1/2018, nên còn được gọi là trăng xanh (tên gọi văn hóa, thực tế trăng không hề có màu xanh). Hiện tượng này xảy ra khoảng 2 đến 3 năm một lần. Mặt trăng đi qua điểm cận địa nên có thể quan sát to và rõ hơn.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cũng cho biết, theo dự báo thời tiết thì vào tối ngày 31/1, đa số các khu vực ở Việt Nam sẽ có mây hoặc thậm chí mưa. Đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc thời điểm này trời đang rất lạnh và thường có mưa, không tốt cho sức khỏe khi ở quá lâu ngoài trời.

Tuy nhiên, lần nguyệt thực này có khoảng thời gian diễn ra khá lâu nên ngay cả khi có mây và mưa nhỏ vào chập tối, nếu may mắn vẫn có những thời điểm Mặt Trăng ló khỏi mây và người quan sát sẽ thấy được phần nào hiện tượng.

“Nếu lỡ bỏ qua dịp này, người quan sát tại Việt Nam có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm vào rạng sáng 28/7/2018”, ông Sơn cho hay.

An Nhiên (tổng hợp)

Theo Đời sống
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top