Hiện tượng gió phơn

(khoahocdoisong.vn) - Gió phơn khô nóng có phải là gió Lào không, cơ chế hình thành khô nóng thế nào?

Hỏi: Gió phơn khô nóng có phải là gió Lào không, cơ chế hình thành khô nóng thế nào?

Phạm Quỳnh Chi (Hà Nội)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là Phơn (foehn), không phải là gió Lào. Từ bên kia sườn núi gió thổi lên, càng lên cao không khí càng bị lạnh dần đi rồi ngưng kết tạo thành mây cho mưa ở sườn đón gió, đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra. Sau khi vượt qua đỉnh gió thổi xuống bên này núi, khi đó không khí đã trở nên khô hơn, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, do vậy đến chân núi bên này không khí trở nên khô và nóng hơn so với không khí ở sườn đón gió. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng phơn”.

Hiệu ứng phơn càng mạnh nếu không khí đến bên sườn đón gió càng ẩm và đỉnh núi càng cao. Như vậy, không khí ẩm sau khi vượt qua một chướng ngại vật (dãy núi cao chẳng hạn…) bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn. Quá trình biến đổi tính chất như trên được gọi là “hiệu ứng phơn”.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top