Hiến kế cứu dòng sông “nghẹt thở”

(khoahocdoisong.vn) - Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2018, hiện trạng môi trường nước các lưu vực sông hiện đang diễn biến phức tạp, một số nơi chất lượng nước bị ô nhiễm nặng. Vì thế, việc cần được ưu tiên giải quyết là sớm xây dựng quy chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh; tăng cường triển khai các chương trình phối hợp liên tỉnh về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại các điểm nóng ô nhiễm, tránh nguy cơ ô nhiễm xảy ra trên diện rộng.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2018, hiện trạng môi trường nước các lưu vực sông hiện đang diễn biến phức tạp, một số nơi chất lượng nước bị ô nhiễm nặng. Vì thế, việc cần được ưu tiên giải quyết là sớm xây dựng quy chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh; tăng cường triển khai các chương trình phối hợp liên tỉnh về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại các điểm nóng ô nhiễm, tránh nguy cơ ô nhiễm xảy ra trên diện rộng.

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng lưu vực sông Cầu và Nhuệ - Đáy, hiện đang phải tiếp nhận khoảng gần 6.000 nguồn thải, trong đó, có nhiều nguồn nước thải chưa được xử lý.

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một phần do tiếp nhận chất thải từ các nguồn xả thải vào lưu vực sông, một phần do sự lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước. Trong đó, một số nguồn phát sinh chính là nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và chất thải rắn. Bên cạnh các nguồn nước thải kể trên, một lượng lớn chất thải rắn đổ bừa bãi, không những gây ô nhiễm các dòng kênh, sông, có nơi làm tắc nghẽn dòng chảy.

Trước thực trạng nêu trên, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng những thách thức đối với môi trường nước các lưu vực sông đặt ra nhiều bài toán khó cho công tác quản lý, hài hòa lợi ích giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Để bảo vệ môi trường lưu vực sông, về tổng thể cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách, pháp luật và thể chế về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông; điều chỉnh phân công, phân nhiệm, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước. Trong đó, phải tìm ra mô hình tổ chức quản lý lưu vực sông phù hợp, hội tụ đủ sức mạnh, nguồn lực và sự đồng thuận của cả cộng đồng.

Bên cạnh đó, ông Nhân cũng kiến nghị cần xây dựng và đẩy mạnh triển khai thực hiện quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch phân vùng, khai thác sử dụng nước; tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường nước; thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo vệ môi trường nước, đặc biệt, đối với vấn đề xuyên biên giới…

Đặc biệt là cần ưu tiên giải quyết triệt để những điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải; phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa các sự cố ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, cần sớm xây dựng và vận hành hệ thống trạm, điểm quan trắc môi trường nước tại các khu vực giáp ranh với các quốc gia lân cận...

Theo Đời sống
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top